Thứ bảy, 20/04/2024 20:36 (GMT+7)

Hà Nội: Một hẻm nhỏ 'hứng chịu' 3 vụ cháy trong 3 ngày

Hoàng Minh Đạo -  Thứ năm, 05/07/2018 14:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người dân xung quanh nhà nào có bình chữa cháy đều phải mang ra để dập lửa. Có 6 bình chữa cháy tất cả. Thợ xây dưng quanh phải dội mấy phi nước đám cháy mới được dập tắt”.

Việc nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, kèm theo nhiệt độ ngoài trời cao kỷ lục đã gây nhiều khó khăn trong công tác ổn định và vận hành hệ thống điện, đặc biệt là mạng lưới dây điện trong các khu dân cư.

Chẳng vậy mà trong những ngày vừa qua, dân cư tại ngách 131, ngõ 1194 đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) không khỏi bàng hoàng và lo lắng khi trong 3 ngày liên tiếp, đều xảy ra sự cố chập, cháy cột điện.

Bọt chữa cháy vẫn đang bám trắng xoá trên nóc của một căn nhà sát khu vực xảy ra cháy.

Chị Ngát, một cư dân có nhà đối diện cột điện bị cháy cho biết, sự cố đã xảy ra liên tiếp trong 3 ngày vừa qua. Gần nhất là cháy cột điện vào trưa ngày 3/7.

“Khi đó khoảng 12h trưa, tôi nghe thấy tiếng nổ như pháo hoa, chạy ra thì thấy cột điện đang cháy nghi ngút, như đống rơm bị bắt lửa. Lửa điện toé ra. Tôi hoảng quá, phải hô hoán để mọi người ra dập lửa. Người dân xung quanh nhà nào có bình chữa cháy đều phải mang ra để dập lửa. Có 6 bình chữa cháy tất cả. Thợ xây dưng quanh phải dội mấy phi nước đám cháy mới được dập tắt”. Chị Ngát thông tin thêm với PV.

Theo quan sát của phóng viên, vụ cháy đã làm cho nhiều dây điện bị đứt. Nhiều dây bị nóng chảy lộ ra lõi đồng bên trong. Bọt khí của bình chữa cháy vẫn đang còn bám trắng xoá trên nóc của ngôi nhà gần cột điện bị cháy.

Nhìn những đường dây điện nối nhau, dài, dậy này lại bện vào dây kia, đường kính bằng hai lòng bàn tay, nặng trịu trũng cả xuống dưới, người ta chắc hẳn không khỏi rùng mình vì sự mất an toàn. Việc xảy ra sự cố cháy nổ gần như là dễ hiểu.

Cột điện xảy ra cháy trưa ngày 3/7.

Ông Thịnh, một người dân tại ngách 1194/141 cho biết: Trước đây Viettel lắp trạm phát sóng chuyển tiếp trên nóc nhà số 25 trong ngách, nhiều đường dây cáp được giăng vào trong ngách này để nối với trạm chuyển tiếp.

Sau đó thì các công ty viễn thông như FPT, VNPT,... cũng đi nhờ đường dây, dây này đè lên dây kia, các cuộn dây càng ngày càng to, nặng trĩu xuống. Tuy nhiên, sau khi Viettel bỏ trạm phát sóng thì lại không thu dọn đường cáp lại.

Dây điện do quá nặng nên bị trũng sâu xuống mặt đường.

Chia sẻ bức xúc với PV, ông Thịnh cho biết thêm: “Anh là doanh nghiệp thu mấy nghìn tỷ một năm, tại sao không bỏ đưỡng cáp cũ đi mà lại để cho dân gánh? Thứ 1 là gây mất mỹ quan cho thành phố. Thứ 2 là dây nặng trĩu xuống thế này, người dân đi xe mát ở dưới, dây đột ngột đứt thì có thể xảy ra tai nạn. Thứ 3 là điện quá tải hoặc nóng quá, dây này cháy lan sang dây khác, hậu quả rất khó lường”.

Cùng bức xúc với ông Thịnh, anh Duy, một người dân khác cho biết, đã có kiến nghị nhưng không ai xử lý. Các công ty viễn thông, truyền hình thì cứ thi nhau nối dây theo đường dây điện lực. Mong muốn nhất của người dân lúc này là phải hạ ngầm dây, đảm bảo an toàn cho người dân ở đây.

Dây điện, dây cáp nối chồng nhau tạo thành bó có đường kính lớn.

“Hôm đó cháy to quá, dây điện toé lửa ra, nổ liên tục, anh còn không dám mở cửa ra. Rất may là công ty điện lực cũng đã có mặt rất sớm, thay mới đường dây để người dân có điện, chứ nếu không mất điện trong thời tiết này thì đúng là không chịu được. Mong báo chí phản ánh để họ sớm hạ ngầm những dây viễn thông không phải dây điện này” – anh Duy chia sẻ.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, một đại diện EVN Hà Nội cho biết: “Việc cháy cột điện liên quan đến dây của cả hệ thống truyền hình và viễn thông. Trong nhiệt độ ngoài trời nóng như thế này thì các thiết bị cũng có thể nảy sinh ra sự cố phát nổ. Khi mà công suất quá tải, nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra cháy nổ. Hiện nay vẫn chưa có kết luận do dây điện hay cáp viễn thông hoặc truyền hình cháy”.

Internet FPT đang nối đường cáp lớp sau vụ cháy.

“Khi xảy ra sự cố gây mất điện, Công ty Điện lực đều cử người kịp thời xuống tận nơi để khắc phục. Làm sao để khắc phục nhanh nhất để người dân có điện sử dụng”. Vị đại diện này nói.

Chia sẻ những khó khăn với PV, đại diện EVN Hà Nội cho biết thêm: Trong những ngày nắng nóng kỷ lục này, mặc dù nhiệt độ rất cao nhưng anh em công nhân điện lực phải túc trực gần như 24/24.

Anh em chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ, đêm lại đi ra lưới điện để kiểm tra, đo nhiệt độ tiếp xúc. Người dân gọi điện báo sự cố, dù 12h trưa vẫn phải lên đường xử lý ngay. Phải gồng mình lên để làm, đảm bảo tốt nhất cho nhân dân.

Để tránh những trường hợp tương tự diễn ra, EVN Hà Nội bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các đơn vị viễn thông, truyền hình, điện lực sẽ có biện pháp dẫn dây hợp lý, đảm bảo an toàn cho người dân và tránh gây những sự cố đáng tiếc.

Đồng thời, cũng xin chia sẻ những khó khăn, vất vả với các cán bộ, công nhân ngành điện lực đã cố gắng để đảm bảo tốt nhu cầu sử dụng điện và sự an toàn cho nhân dân..

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Một hẻm nhỏ 'hứng chịu' 3 vụ cháy trong 3 ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất