Thứ sáu, 26/04/2024 02:33 (GMT+7)

Hà Nội chọn 12 công trình kiến trúc có giá trị trước 1954 đưa vào danh mục bảo tồn

Khánh Dung -  Thứ sáu, 12/08/2022 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa rà soát, kiểm tra và lựa chọn 30 biệt thự cũ do thành phố quản lý, 50 biệt thự cũ do Trung ương quản lý và 12 công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 để đưa vào danh mục chỉnh trang, bảo tồn

tm-img-alt
Biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp tại 127 Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình). Ảnh: Đỗ Tâm

Trên địa bàn Thủ đô, biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng từ trước năm 1954, có kiến trúc Pháp, hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông. Đây là mảng quan trọng tạo ra quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và có giá trị ở Hà Nội. Đa phần các công trình có diện tích lớn, án ngữ tại các vị trí đẹp ở một số quận trung tâm như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và Đống Đa. 

Hiện nay, các đơn vị chức năng đang lập kế hoạch bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác; lập hồ sơ quản lý biệt thự cũ; khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng biệt thự cũ để trình UBND thành phố Hà Nội.

Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các quận bảo trì, cải tạo, sửa chữa biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 tại địa chỉ số 72 Lý Thường Kiệt; số 28A Điện Biên Phủ; số 51 Trần Hưng Đạo; số 46 Hàng Bài - 49 Trần Hưng Đạo; số 45 Quang Trung; số 2 - số 4 Lê Phụng Hiểu.

Xem xét việc cải tạo, chỉnh trang các biệt thự số 59 Hai Bà Trưng, số 46 Phan Bội Châu; số 51 Hàng Chuối; số 12 Lê Quý Đôn; số 22 Tăng Bạt Hổ; số 8 Nguyễn Biểu; số 12 Cao Bá Quát; số 46 Trần Hưng Đạo; số 20 Hai Bà Trưng; số 68 Thợ Nhuộm.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1845/QĐ-UBND về danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND thành phố.

Theo danh mục nhà biệt thự cũ xây dựng từ trước năm 1954 do UBND TP Hà Nội ban hành vào tháng 6/2022, Hà Nội có 1.216 nhà biệt thự cũ và chia làm 3 nhóm: nhóm 1 gồm 222 biệt thự; nhóm 2: 356 biệt thự và nhóm 3: 638 biệt thự. Các biệt thự này thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.

Với danh mục 222 biệt thự xếp nhóm 1, quận Ba Đình có số lượng biệt thự nhiều nhất với 111 biệt thự, quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự, quận Hai Bà Trưng có 21 biệt thự và quận Tây Hồ có 3 biệt thự.

Còn trong số 356 biệt thự xếp nhóm 2, quận Hoàn Kiếm có 159 biệt thự, quận Ba Đình có 112 biệt thự, quận Hai Bà Trưng có 78 biệt thự, quận Tây Hồ có 4 biệt thự; quận Đống Đa có 3 biệt thự.

638 biệt thự xếp nhóm 3, quận Hoàn Kiếm có 237 biệt thự, quận Ba Đình có 216 biệt thự, quận Hai Bà Trưng có 166 biệt thự, quận Đống Đa có 13 biệt thự; quận Tây Hồ có 6 biệt thự.

Trường hợp biệt thự Nhóm 1 và Nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND thành phố và HĐND thành phố (đối với biệt thự Nhóm 1) và UBND thành phố (đối với biệt thự Nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại theo kiểu dáng kiến trúc, quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao).

Trường hợp biệt thự Nhóm 3 bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng (đối với biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước và biệt thự do các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc biệt thự đan xen sử dụng giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân), UBND quận (nếu biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, sau khi đã có ý kiến của Sở Xây dựng) kiểm tra, báo cáo UBND thành phố cho phép mới được phá dỡ nhà biệt thự. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.

tm-img-alt
Biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) sẽ được thành phố Hà Nội cải tạo, bảo tồn. Ảnh: Duy Phạm

Những công trình kiến trúc kiểu Pháp có tuổi đời trên 100 năm hiện là quỹ di sản mang giá trị lớn, tạo điểm nhấn đặc biệt trong kiến trúc đô thị Hà Nội. Nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ những giá trị này trước sự tàn phá của thời gian cũng như quá trình sử dụng của con người đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết với thành phố.

Theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam:  Hà Nội cần xem xét lựa chọn những biệt thự tiêu biểu, có giá trị về nghệ thuật kiến trúc để tu bổ, tôn tạo và bảo tồn. Khi các biệt thự đã được phục hồi nguyên trạng hình thức kiến trúc ban đầu, sẽ giao cho các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân sử dụng vào kinh doanh, du lịch. Để làm được việc này phải có quy định hết sức rõ ràng và cơ chế giám sát chặt chẽ; phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; đồng thời cần có cơ chế để các tổ chức, cá nhân chung tay cùng thành phố bảo tồn biệt thự có giá trị, vì chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ khó thực hiện hiệu quả.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chọn 12 công trình kiến trúc có giá trị trước 1954 đưa vào danh mục bảo tồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.