Thứ sáu, 29/03/2024 01:00 (GMT+7)

Hà Nội đề xuất tăng 30% giá các loại đất

MTĐT -  Thứ sáu, 08/11/2019 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin ý kiến đóng góp vào Tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2024, thành phố Hà Nội đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất.

Chiều 7/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo Nghị quyết của HĐND TP “Về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024”.

Theo Vnexpress, xin ý kiến đóng góp vào Tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024, thành phố Hà Nội đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất.

Trong đó, giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ (giá áp dụng từ 1/1/2015 - 31/12/2019 là 162 triệu đồng/m2). Giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông với hơn 4,5 triệu đồng/m2.

Giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm. Ảnh minh họa.

Để xây dựng khung giá đất, liên ngành thành phố đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân và chính quyền địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường với đất ở tại các quận phổ biến từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/m2. Một số khu vực tại quận Hoàn Kiếm có giá chuyển nhượng cao đột biến như phố Hàng Bông, Hàng Bạc với mức trên 800 triệu đồng/m2; phố Lý Thường Kiệt có giá chuyển nhượng hơn 900 triệu đồng/m2.

Thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giảm bớt chênh lệnh giữa bảng giá với thị trường; góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai; hài hoà lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức giá khảo sát thực tế thành phố đưa ra vẫn thấp hơn nhiều với giá các đơn vị bất động sản công bố trước đó .

Dự thảo Nghị quyết bảng giá đất trên sẽ được trình HĐND xem xét, thông qua tại kỳ họp đầu tháng 12 tới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Theo GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, thực tế, bảng giá đất chỉ ảnh hưởng đến thuế và phí. Đã đến lúc bảng giá đất phải được quy định bằng giá trung bình trên thị trường.

Theo khảo sát, bảng giá đất hiện nay tại khu vực phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào hơn 800 triệu đồng/m2 nhưng trong dự thảo chỉ đưa ra giá cao nhất là hơn 200 triệu/m2; trong khi dự thảo giá đất Chính phủ đưa ra đối với khu vực đắt nhất là hơn 300 triệu đồng/m2. Nếu áp dụng bảng giá như thế này sẽ làm thất thu thuế Nhà nước.

Hiện nay, dân số Hà Nội lên đến hơn 10 triệu người nhưng với đà phát triển này, 20 triệu dân trong khoảng 5 - 7 năm nữa là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu thuế và phí Hà Nội không nâng thì sẽ vẫn còn những con đường đắt nhất hành tinh, nhà siêu mỏng, siêu méo…

Giá đất thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông với hơn 4,5 triệu đồng/m2.

“Tất cả các thành phố lớn trên thế giới đều phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn thu từ thuế và phí tại chỗ. Nếu không hoàn chỉnh thuế đất thì việc xây dựng các đô thị Việt Nam sẽ thất bại”, GS. Đặng Hùng Võ chỉ rõ.

Theo báo Đại Đoàn kết, nói về vấn đề này, PGS.TS Bà Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội lại cho rằng, đất đai là vấn đề phức tạp nhất trong những vấn đề phưc tạp của xã hội cho nên trong quá trình xây dựng đề nghị phải đánh giá tác động xã hội. MTTQ là tiếng nói của lòng dân; để người dân hiểu pháp luật, tôn trọng pháp luật cho cần phải đánh giá tác động của bộ 3 đó là: Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.

“Trong dự thảo Nghị quyết phải có từ nào đó thể hiện sự minh bạch, công khai trong thực hiện giá đất bởi vì thực tế vừa qua việc thực hiện chưa minh bạch, công khai gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Đối với từng trường hợp cụ thể cần phải có từng giá đất cụ thể chứ không nên áp dụng khung giá chung”, bà An khẳng định.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đề xuất tăng 30% giá các loại đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.