Thứ sáu, 26/04/2024 03:57 (GMT+7)

Hà Nội: Di dời trường ĐH ra khỏi nội đô Hà Nội là vấn đề cấp bách

MTĐT -  Chủ nhật, 15/09/2019 10:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc di dời các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ra khỏi nội đô là vấn đề cấp bách không kém việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư.

Việc di dời các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ra khỏi nội đô là vấn đề cấp bách không kém việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư.

Ùn tắc như “nêm” tại các cổng trường ĐH, CĐ

Chỉ dài hơn 1 km nhưng qua thống kê cho thấy, đường Nguyễn Trãi đi Hà Đông đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Coopmart có đến 7 trường ĐH lớn (ĐH KHXH&NV, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…). Chưa kể lưu lượng giao thông trên đường, bình quân mỗi trường ĐH tại đây có khoảng 10 nghìn sinh viên (ĐH, sau ĐH và các loại hình đào tạo khác) vào giờ cao điểm tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông trên đường cũng đủ làm đường Nguyễn Trãi đi Hà Đông kín phương tiện

Tình trạng ùn tắc như “nêm” trước các cổng trường cũng xảy ra với nhiều tuyến phố, nút giao thông đang có nhiều trường ĐH-CĐ tại  Xuân Thủy - Cầu Giấy (ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…); hay đường Tây Sơn - Chùa Bộc (ĐH Thủy lợi, ĐH Công đoàn, Học viện ngân hàng..)

 Giao thông tắc nghẽn tại các cổng trường Đại học trong khu vực nội đô.

Tại cổng Học viện Ngân hàng (phố Chùa Bộc), giờ cao điểm để giảm ùn tắc, nhà trường còn bố trí sinh viên tình nguyện ra hỗ trợ lực lượng chức năng hướng dẫn, phân luồng đoạn trước cổng trường, tuy nhiên giao thông vẫn liên tục “đóng băng” tại đây vào giờ cao điểm. Nút giao Tây Sơn - Chùa Bộc, đã làm cầu vượt từ năm 2012, đến nay ùn tắc tái diễn.

 Trao đổi nhanh với PV, Đại úy Đinh Tiến Vũ - Phó Đội trưởng Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết: “ Phương tiện gia tăng cao và lượng sinh viên tại các trường không ngừng gia tăng hàng năm là nguyên nhân chính làm các nút giao thông trên ùn tắc. Thực tế vào mùa Hè, khi sinh viên các trường ĐH về nghỉ hè thì ùn tắc tại một số tuyến phố, nút giao thông qua các trường giảm rõ rệt”.

Sau 10 năm triển khai, duy nhất 1 trường di dời ra khỏi nội đô

Từ năm 2007, Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 - 2016 được Thủ tướng phê duyệt đề cập đến việc di dời các trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở nội thành Hà Nội ra ngoại thành để đạt tiêu chuẩn về diện tích tối thiểu 10ha/trường ĐH

Theo chủ trương trên, năm 2010 - 2011, Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội, Bộ Xây dựng đưa ra phương án di dời, cải tạo 23 cơ sở giáo dục. Trong đó, 12 ĐH, CĐ được đề xuất di dời và 11 cơ sở giáo dục ĐH khác được đề xuất cải tạo.

Thế nhưng, thực tế là đến thời điểm hiện nay sau 10 năm triển khai, mới có duy nhất trường ĐH Y tế công cộng di dời ra khỏi nội đô.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội tại báo cáo gửi Bộ Xây dựng vào tháng 6/2019, tiến độ di dời của các trường đến nay còn rất chậm. Về cơ bản các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp đều đang tiếp tục sử dụng cơ sở cũ. Chỉ duy nhất trường ĐH Y tế cộng đồng tại 138B phố Giảng Võ, quận Ba Đình đã được di dời đến địa điểm mới tại quận Bắc Từ Liêm, địa điểm này thực hiện dự án theo hợp đồng BT.

Phương Bùi

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Di dời trường ĐH ra khỏi nội đô Hà Nội là vấn đề cấp bách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.