Thứ sáu, 29/03/2024 15:57 (GMT+7)

Nhiều thông tin bổ ích tại Tọa đàm “Tuyên chiến với rác thải nhựa”

Phương Bùi -  Thứ năm, 14/11/2019 14:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tuyên chiến với rác thải nhựa trong đó có Việt Nam.

Sáng ngày 14/11 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ diễn ra buổi tọa đàm “Tuyên chiến với rác thải nhựa" nhằm chủ động cung cấp thông tin về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa; nêu bật các chủ trương, giải pháp tuyên chiến với rác thải nhựa của Chính phủ trong thời gian tới; đồng thời ghi nhận các đề xuất, kiến nghị từ chính người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý xoay quanh vấn đề rác thải nhựa.

Tại buổi tọa đàm có sự tham dự của ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS, TS. Đặng Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, bà Trần Thanh Phương – Phó Giám đốc, đại diện lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings, Nhà báo Hoàng Quốc Dũng – Báo Tiền Phong.

Với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hướng tới xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó nổi lên là vấn đề chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng vẫn đang ở mức báo động.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Võ Tuấn Nhân- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã thấy rõ tác hại của rác thải nhựa và túi nilon, ngay từ năm 2011 Chính phủ đã trình lên Quốc hội thông qua Luật thuế Bảo vệ Môi trường trong đó có quy định túi nilon không thân thiện với môi trường là một trong những đối tượng phải chịu thuế và ngay sau đó năm 2012 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 07 quy định túi nilon thân thiện với môi trường thì được miễn giảm thuế.

Đặc biệt là tới năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với rác thải nhựa và túi nilon và sau đó các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều hoạt động trong đó có các Hội thảo của quốc gia và quốc tế, có những lớp tập huấn để tuyên truyền vận động người dân để có những hành động kiểm soát với ô nhiễm môi trường. Cho tới năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn trong đó quy định rõ lộ trình, phương thức kiểm soát rác thải nhựa.

Tháng 4/2019, Chính phủ đã gửi thư tới các cơ quan, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và đồng bào trong cả nước phát động lời kêu gọi toàn dân chung tay chống rác thải nhựa và túi nilon từ đó đã có những chuyển biến rất tích cực”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Việt Nam xả ra biển tới 0,5 triệu tấn rác thải nhựa. Mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.

Thực tế, đa số người dân đều biết việc sử dụng túi nilon là có hại cho môi trường nhưng họ vẫn dùng và việc sử dụng này ngày càng nhiều. Chỉ một phần nhỏ trong số rác thải nhựa nói trên được thu gom, tái chế, còn lại được chôn lấp cùng với rác thải hoặc vứt bỏ ở khắp nơi. Biển là một trong những điểm đến cuối cùng của túi nylon.

 Sáng ngày 14/11/ 2019 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ  đã diễn ra buổi tọa đàm “ Tuyên chiến với rác thải nhựa. 

Việc rác thải nhựa tấn công môi trường không còn là mối đe dọa mà là thực tế trước mắt, gây tác động ngược lại đối với chính con người. Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựa chính là tính chất rất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa các hệ sinh thái.

Như chúng ta đã biết, khi xả ra môi trường, rác thải nhựa phải mất tới hơn 400 năm để có thể phân hủy. Việt Nam đang là nước đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa xả ra biển, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Tại một số vùng biển ở nước ta, trong mỗi mẻ lưới kéo lên, cứ 3 phần cá thì có 1 phần rác thải nhựa.

Theo thống kê, cứ mỗi phút trôi qua lại có hơn 1.000 chiếc túi nilon được tiêu thụ. Việc hạn chế, tiến tới không còn rác thải nhựa đang là biện pháp khẩn thiết để bảo vệ đại dương và cũng chính là bảo vệ tương lai của thế hệ mai sau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tuyên chiến với rác thải nhựa trong đó có Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều thông tin bổ ích tại Tọa đàm “Tuyên chiến với rác thải nhựa”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.