Thứ tư, 24/04/2024 18:52 (GMT+7)

Hà Nội đối thoại với người dân sống gần bãi rác Nam Sơn

MTĐT -  Thứ sáu, 30/10/2020 18:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 30/10, tại UBND huyện Sóc Sơn, Phó Bí thư TU Hà Nội chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với người dân 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn)

Chiều 30/10, tại UBND huyện Sóc Sơn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với người dân 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) liên quan đến những tồn tại ở Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn).

Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thay mặt lãnh đạo TP cảm ơn người dân 3 xã trong vùng ảnh hưởng đã tới buổi đối thoại.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, được sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, trong chiều nay (30/10), Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con 3 xã trong vùng ảnh hưởng môi trường từ Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn; đồng thời thông tin tới bà con những công việc thành phố đang thực hiện.

Tại buổi họp, Ông Phạm Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn báo cáo khái quát về dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, kết quả về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và kiến nghị của người dân sau việc chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn.

Cụ thể, mặc dù UBND TP Hà Nội giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, tuy nhiên người dân vẫn còn nhiều kiến nghị, đề xuất với thành phố về môi trường, bảo hiểm y tế, cấp nước sạch; khu tái định cư; giá đất đền bù; bồi thường, hỗ trợ tài sản; chính sách GPMB và cơ sở hạ tầng tại vùng ảnh hưởng môi trường.

Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, trước đó, đơn vị này đã báo cáo, đề xuất với thành phố một số kiến nghị của người dân và thành phố đã giải quyết nhiều chính sách vùng ảnh hưởng môi trường và công tác GPMB dự án di dân vùng ảnh hưởng 0-500m.

Thường trực Thành ủy Hà Nội đối thoại với người dân 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc sơn) liên quan đến những vấn đề ở bãi rác Nam Sơn. (Ảnh VTC New).

Đối với vùng ảnh hưởng, thành phố đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 6.268 người ở các hộ dân vùng ảnh hưởng môi trường 1.000m (Nam Sơn: 1.885 thẻ, Hồng Kỳ: 1.038 thẻ, Bắc Sơn: 3.345 thẻ).

Từ năm 2016, thành phố cũng nâng mức hỗ trợ tăng từ 2-3 lần quy định cũ. Hàng năm, UBND huyện lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ. Năm 2016, thành phố hỗ trợ 7,3 tỷ đồng, năm 2017 hỗ trợ 3,79 tỷ, năm 2018 hỗ trợ 5,8 tỷ đồng, năm 2019 hỗ trợ 7,66 tỷ đồng.

Đồng thời, thành phố cung cấp nước sạch cho 2.738 hộ dân 3 xã trong vùng 1.000m ảnh hưởng môi trường. Hàng năm, Sở Y tế Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn cũng phối hợp khám chữa bệnh cho người dân 3 xã. Thường xuyên thực hiện phun thuốc diệt ruồi, muỗi.

Hiện nay, UBND huyện Sóc Sơn đang thực hiện GPMB 2 dự án: Dự án Đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2 (thực hiện từ 2011 đến nay). Tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án là 73,73ha thuộc địa giới hành chính của 03 xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn của huyện Sóc Sơn. Huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất ở 13,75ha/14,26ha, đất nông nghiệp là 18,1ha.

Thứ hai là dự án di dân vùng ảnh hưởng khu LHXL chất thải Sóc Sơn 0-500m: Tổng diện tích dự án khoảng 396ha (bao gồm 14,8ha đất xen kẹt, cắt xén của 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn), diện tích phải GPMB khoảng 381ha, liên quan đến gần 2.000 hộ dân.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, cấp nước sạch và nạo vét, cải tạo, kè cứng suối Lai Sơn; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình vận hành của Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn theo quy định, nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo Khu LHXLCT Sóc Sơn và các đơn vị liên quan.

Trong khi chờ đợi đầu tư tái định cư, người dân đề nghị TP sớm phê duyệt phương án đền bù theo Biên bản đã kiểm đếm và chi trả cho các hộ dân và đề nghị cho nhân dân tạm cư tại chỗ. Khi nào UBND TP bàn giao tái định cư cho nhân dân thì nhân dân sẽ nộp tiền sử dụng đất vào khu tái định cư...

Về cơ sở hạ tầng, người dân đề nghị thành phố đầu tư cho vùng ảnh hưởng môi trường các tuyến đường giao thông nông thôn vì hiện nay cơ sở hạ tầng cho nhân dân vùng ảnh hưởng môi trường đã xuống cấp và đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất...

Liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tài sản, TP cần có chính sách bồi thường, hỗ trợ 100% giá trị bể bioga và bể phốt như các công trình phụ trong đất liền kề. Về chính sách GPMB, người dân đề xuất TP nghiên cứu, xem xét chính sách, áp dụng chế độ đặc thù đối với dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường, giải quyết các nội dung bất cập hiện nay trong công tác GPMB đảm bảo quyền lợi cho người dân di chuyển, tránh tái nghèo sau di chuyển.

Về việc di dân khỏi khu ảnh hưởng trong bán kính 500m, người dân  đề nghị UBND TP  Hà Nội sớm ra Quyết định đầu tư xây dựng khu tái định cư xóm Ninh Liệt, thôn 9, Hồng Kỳ, Sóc Sơn, Hà Nội và công khai mức giá khu tái định cư với người dân để nhân dân được biết.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đối thoại với người dân sống gần bãi rác Nam Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.