Thứ bảy, 20/04/2024 20:32 (GMT+7)

Hà Nội kiên quyết di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2021-2025

PV -  Thứ ba, 23/02/2021 15:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội đã xây dựng và hoàn thành Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2025 và định hướng đến năm 2045.

Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở để tập trung nguồn lực, dành quỹ đất phát triển nhà ở đạt chỉ tiêu phát triển nhà ở đề ra, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển nhà ở và khu đô thị theo dự án. Sử dụng nguồn tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20 - 25% trong các khu đô thị, khu nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua, trong đó ưu tiên phát triển nhà ở phục vụ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương về cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng thành các khu đô thị văn minh, hiện đại. Di dời các cơ sở sản xuất, nhà máy gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành theo kế hoạch…

Hà Nội kiên quyết di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021-2025. (Ảnh:Internet).

Trước đó, thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, UBND TP. Hà Nội đã chủ động hướng dẫn di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị. Tuy nhiên, kết quả thực hiện di dời còn chậm.

Lý giải cho lý do di rời bị chậm trễ các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, tại kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có phần trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp 11 HĐND thành phố Hà Nội, trong đó nêu  rất rõ.

“Việc chậm di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, theo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông, do tâm lý các cơ sở ngại di dời vì người lao động ngại đi xa; năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời”.

Lãnh đạo Sở TN&MT cũng cho biết thêm, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TP đã ban hành quyết định số 74/2003 về việc di dời, đến nay TP đã xử lý triệt để 25 cơ sở ô nhiễm môi trường, di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.

Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo Sở và các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời báo cáo Thành uỷ, Thành phố, và kỳ họp tới sẽ báo cáo danh mục này.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành xây dựng quy chế về di dời nhưng chưa hoàn thành. Tâm lý các cơ sở cũng ngại di dời vì người lao động ngại đi xa; năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời.

Thực hiện Chỉ đạo của UBND Thành phố về việc rà soát, Sở Tài nguyên và môi trường đã thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng. Tổ công tác liên ngành đã rà soát phân loại và loại bỏ 32 cơ sở nằm trong 113 cơ sở; bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch. Như vậy đến nay, danh mục sản xuất công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp quy hoạch gồm 90 cơ sở, trình UBND Thành phố xem xét để trình HĐND Thành phố thống nhất thông qua.

Tại hội nghị, các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đề nóng, cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của Thành phố nói riêng.

Đồng thời, các ý kiến nhấn mạnh, để việc xử lý di dời một cách đồng bộ, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, đề nghị UBND Thành phố có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho di dời cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của các bộ, ngành thuộc Trung ương đóng trên địa bàn 12 quận thuộc Thành phố. Việc này cùng làm đồng thời với các cơ sở thuộc Thành phố quản lý.

Bên cạnh đó, Thành phố sớm nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch nhiều hơn nữa, thỏa đáng hơn… Bài học từ vụ cháy tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông cho thấy cần phân loại danh mục gây ô nhiễm môi trường để xác định yêu cầu cấp bách…

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội kiên quyết di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2021-2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất