Thứ sáu, 19/04/2024 06:36 (GMT+7)

Hà Nội nên làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo

MTĐT -  Thứ năm, 30/08/2018 16:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thành phố đã xác định 3 khâu đột phá để phát triển là xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hà Nội cũng đặt mục tiêu xây dựng đô thị thông minh bền vững.

Ngày 20/8/2018, khi giao lưu với các nhà khoa học, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung đã nêu rõ: “Thành phố đã xác định 3 khâu đột phá để phát triển là xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hà Nội cũng đặt mục tiêu xây dựng đô thị thông minh bền vững… Để thực hiện hiệu quả các khâu đột phá cũng như mục tiêu trên, Hà Nội rất cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển Hà Nội thành trung tâm khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo - thành phố thông minh, nâng cao chất lượng tăng trưởng. (Tiền Phong ngày 21/8/2018).

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tại hội nghị này, các đại biểu đã chia sẻ những vấn đề cốt lõi, nền tảng để xây dựng thành phố thông minh cũng như các công nghệ hiện đại, xu thế ứng dụng khoa học trên các lĩnh vực thiết yếu của đởi sống đô thị như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường…

Trao đổi với các đại biểu, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nguồn nhân lực cho Thủ đô hiện còn hạn chế. Chính quyền thành phố đang muốn giữ được chân đội ngũ làm IT trên địa bàn Hà Nội và có nhiều chương trình khuyến khích nhưng chưa hiệu quả do môi trường làm việc, nghiên cứu, sáng tạo còn hạn chế. Tuy nhiên thành phố cũng đang hợp tác với nhiều tập đoàn, Công ty tư nhân để cố gắng tạo môi trường, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn nhân lực. Hà Nội đã và đang thực hiện chính sách ưu tiên cho các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân thực hiện những lĩnh vực có đủ năng lực như hạ ngầm viễn thông, Iparking…

Tôi nghĩ rằng: Những trao đổi trên của Chủ tịch Thành phố với các trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời cũng đề ra các nhiệm vụ mà các nhà trí thức Thủ đô phải góp phần giải quyết.

Theo GS Vũ Hà Văn, Đại học Tổng hợp Yale (Mỹ), trong điều kiện Việt Nam trí tuệ nhân tạo (AI) có thể ứng dụng tốt nhất trong y học, nông nghiệp, giao thông vận tải. GS Vũ Hà Văn cũng chia sẻ thêm, muốn phát triển thêm, muốn phát triển AI, trước hết phải có dữ liệu chuẩn có thể khai thác, sau đó dùng công nghệ hiện đại, thuật toán hiện đại để tìm giải pháp thông minh cho một vấn đề nào đó. Ở nước ta, dữ liệu thu thập chưa được bao nhiêu lại chưa khai thác ngay được, cũng chưa có người để có thể ứng dụng được dữ liệu đó. Vì vậy AI chưa phát triển mạnh.Theo ông, Việt Nam phải bắt đầu từng bước một, phải trữ dữ liệu trước trong tất cả các ngành.

Theo TS Bùi Hải Hưng, chuyên gia công nghệ tại Nuance Communications (Hoa Kỳ) Việt Nam nên ứng dụng AI trong y tế, năng lượng và các vấn đề đặc thù riêng của Việt Nam như nhận dạng giọng nói, ngôn ngữ. TS Hưng cho biết thêm, có 3 vấn đề để phát triển thành công công nghiệp AI gồm nhân lực, dữ liệu lớn (big data) và tài nguyên tính toán lớn. Đây là những nội dung Việt Nam phải đầu tư.

Theo TS Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập Công ty Harrison-AI tại Úc, trước mắt, Việt Nam nên đầu tư AI trong lĩnh vực y tế. Ngành y tế luôn được các nước trên thế giới đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng áp dụng AI cao nhất. Việt Nam đang có trong tay một cơ hội rất lớn. Mỗi ngày với số lượng người bệnh khổng lồ, mỗi bệnh viện ở nước ta tạo ra hàng ngàn điểm dữ liệu như hình ảnh chụp X-Ray, MRI, CT, các xét nghiệm cận lâm sàng, thông tin bệnh lý. Đây là “kho vàng” để phát triển công nghệ AI chẩn đoán bệnh trong tương lai.Vấn để đặt ra là làm cách nào để cơ quan chính phủ, bệnh viện, công ty công nghệ, nhà nghiên cứu ngồi lại với nhau khai thác tài nguyên này.Nhiều chuyên gia tại Hội thảo đồng tình quan điểm trên.

Cần đầu tư cho giáo dục: TS Lê Quốc Việt, làm việc tại Google Brain, một trong hai dự án về trí tuệ nhân tạo lớn nhất của Google chia sẻ, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phatst riển AI nhưng thiếu nhiều vật liệu để xây dựng, phát triển. Dù vậy, chúng ta cũng có một số con đường để có thể phát triển ngành công nghệ cao này.

Theo TS Quốc, ngành công nghệ AI trên thế giới đòi hỏi khoảng 1 triệu nhân lực nhưng giờ chỉ có khoảng 10.000 người. Vì thế Việt Nam nên đầu tư giáo dục, nên đổi chương trình học, thay vì học khoa học máy tính cơ bản nên chuyển sang khoa học máy tính dữ liệu. Nên dạy thuật toán, học lập trình từ cấp 3 thay vì lên đại học mới học.

Hai là, Việt Nam chúng ta cần tìm cách tạo dữ liệu trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, nông nghiệp, khí hậu.Ngoài ra, chúng ta không nên đầu tư nghiên cứu cơ bản dàn trải như hiện nay.Thay vì đó, trong phân ngành này, nên tập trung các cá nhân tinh hoa, tạo ra được những nghiên cứu, công bố quốc tế chất lượng cũng như tạo ra được những sản phẩm có giá trị.

TS Bùi Hải Hưng cũng cho rằng, khó khăn mà cả Google hay Thung lũng Silicon Valley gặp phải là thiếu nhân tài.Việt Nam cũng đang gặp phải vấn đề này. Vì vậy, việc đào tạo những thế hệ tiếp theo, các kỹ sư, nhà nghiên cứu có khả năng làm việc hiệu quả trong lĩnh vực này rất quan trọng.

TS Vũ Duy Thức - Silicom Valley (Mỹ) nói: “Theo tôi khi làm giáo dục đào tạo phải theo 2 hướng gồm đào tạo những kỹ sư chuyên viên giải quyết bài toán cụ thể ngay lập tức, đồng thời cũng phải làm nghiên cứu để tạo ra những hướng phát triển, giải quyết những bài toán trong 5 - 10 năm. Như vậy mới tạo được sự phát triển bền vững”.(Tiền Phong, ngày 22/8/2018)

Các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đều mong muốn có hành lang pháp lý để đưa công nghệ cao vào Việt Nam. Ông David Nguyễn - Giám đốc quỹ đầu tư Regulus ở Singapore nói:
“Chúng tôi là quỹ đầu tư vào công nghệ cao với nhiều dự án đầu tư ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Công nghệ cao là những ngành công nghệ tiên phong như công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, Robotic. Việt Nam chưa có khung pháp lý hoạt động khiến cho chúng tôi cảm thấy rủi ro. Vì vậy, điều chúng tôi mong muốn là Việt Nam phát triển hành lang pháp lý, quy định pháp luật giúp cho việc đưa ứng dụng KHCN cao, công nghệ tiên phong sớm vào đời sống. Đây là điều cần phải thay đổi sớm và nhanh, cần có đội ngũ phối hợp liên bộ để ra được hành lang pháp lý sớm nhất có thể, giúp chúng tôi đưa công nghệ về nước. Tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ có một mạng lưới kết nối các nhà khoa học, doanh nhân, trí thức trên toàn cầu để có thể chia sẻ, kết nối thông tin. Ngoài ra, tôi nghĩ Việt Nam cũng nên thu hút đối tượng là các doanh nhân khoa học công nghệ thành đạt. Đây là những người vừa có khoa học công nghệ, vừa có nguồn vốn và cả những mối quan hệ thương trường quốc. Tôi có thể chỉ ra một số người như TS Lưu Thế Lợi ở Singapore, TS Vũ Duy Thức, TS Vương Quang Long và nhiều người khác.(Tiền Phong, ngày 21/8/2018)

Chúng ta cần đẩy nhanh hoạt động của khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nhà nước đã đầu tư rất lớn, nhưng nhiều năm nay vẫn loay hoay mãi vấn đề giải pháp mặt bằng.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút lực lượng khoa học và công nghệ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, hợp tác tại chỗ với nhau và với các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để nghiên cứu, tiếp thu, thích nghi cải tiến các công nghệ mới, chuyển giao trực tiếp cho sản xuất, từng bước góp phần nâng cao năng lực công nghiệp nội sinh của Hà Nội và cả nước.

Ươm tạo các công nghệ mới, hỗ trợ các xí nghiệp công nghệ cao trong nước mới được thành lập còn non nớt về các mặt tư vấn, cơ sở kỹ thuật, tài chính.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ hiện đại để nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đặc chủng (khối lượng nhỏ, hàm lượng trí tuệ cao), đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nền kinh tế tri thức, phát huy vai trò đầu mối liên hệ với các hệ thống công nghiệp, công nghệ cao quốc tế thông qua việc tham gia vào các mạng lưới cung cấp thiết bị và nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm ở khu vực và thế giới.

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài, với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghệ hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao. Gắn với các chuỗi khu vực toàn cầu. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .

Khu công nghệ cao Hòa Lạc cần khẩn trương triển khai, các đơn vị nghiên cứu triển khai và đào tạo phục vụ phát triển các công nghệ cao.

Các xí nghiệp công nghệ cao ở quy mô vừa và nhỏ dưới hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, liên doanh song phương và đa phương với các đối tác trong nước và nước ngoài.

Các tổ chức dịch vụ khoa học - kỹ thuật nhằm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, phát triển sản phẩm, chế thử, sản xuất và kinh doanh công nghệ.
Các hướng công nghệ mới và cao sau đây được coi là chủ yếu đối với các hoạt động giáo dục, nghiên cứu - triển khai sản xuất của khu công nghệ cao Hà Nội.
Các công nghệ điện tử tin học, viễn thông, tự động hóa.
Công nghệ sinh học hiện đại.
Các công nghệ vật liệu mới.
Các dịch vụ cơ bản và chuyên môn hóa ở trình độ Quốc tế sau đây phải được tạo dựng tại khu cộng cao Hà Nội ngay từ khi bắt đầu:
Tiếp thị: viễn thông, thông tin tư liệu, tư vấn pháp lý và kỹ thuật
Đo lường - kiểm tra thử nghiệm, thiết kế.
Dịch vụ sinh hoạt nhà ở, khách sạn, câu lạc bộ, bệnh viện,vv..

Từ năm 1963 Bác Hồ đã dạy.“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại sản xuất, phục vụ quần chúng. Nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. các tổ chức khoa học và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất phải biết công nhân nông dân cần gì, học gì, làm ăn và sinh sống như thế nào? Họ được giúp đỡ, phổ biến những TBKH công nghệ như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội


Tài liệu tham khảo
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” - Tạp chí Trí thức 8/2018.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội nên làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.