Thứ tư, 24/04/2024 15:35 (GMT+7)

Hà Nội: Phá bỏ con đường gốm sứ là việc “cực chẳng đã”

MTĐT -  Thứ tư, 10/06/2020 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thành phố Hà Nội cho rằng, việc phá bỏ con đường gốm sứ là bất khả kháng và hứa sẽ khôi phục lại sau khi hoàn thành tuyến đường này.

Ngày 9/6, tại buổi giao ban báo chí thành ủy Hà Nội, ông Phạm Thanh Học - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thông tin việc Hà Nội phá bỏ hàng trăm mét con đường gốm sứ đạt Kỷ lục Guinness Thế giới để phục vụ công trình mở rộng đường Âu Cơ (quận Tây Hồ).

Ông Học cho biết, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án.

Theo Ban quản lý dự án, mục tiêu của dự án là đầu tư đồng bộ tuyến dường Nghi Tàm và đường Âu Cơ đoạn từ nút giao đường Thanh Niên đến nút giao cầu Nhật Tân nhằm kịp thời xử lý tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao thông, tạo hướng kết nối nhanh giữa trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm TP với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài thông qua cầu Nhật Tân và đường nối từ cầu Nhật Tân tới sân bay Nội Bài.

Để triển khai theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, phải thực hiện phá dỡ một đoạn tường gốm sứ dài gần 300m từ nút Khách sạn Thắng Lợi đến ngã ba Xuân Diệu để phục vụ cho việc mở rộng đường đê hiện tại.

Vấn đề này Ban quản lý dự án đã họp và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án. Mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá một đoạn đê gồm sứ, vấn đề này là bất khả kháng.

Ban Quản lý dự án đã báo cáo và UBND TP đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn đê bê tông cốt thép sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường bê tông cốt thép mới (chiều dài tường bê tông cốt thép là rất lớn).

Thành phố sẽ tiếp tục duy trì và phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô.

Trước đó, thông tin TP Hà Nội phá bỏ hàng trăm mét con đường gốm sứ để phục vụ cho công trình mở rộng đường Âu Cơ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Là người trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm sứ từ năm 2007 đến nay, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy - Giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội cho biết, việc phải tháo dỡ một đoạn đường gốm khiến mọi người rất tiếc nuối.

Cả tập thể đã phải thức đêm, thậm chí không kể nắng gắt hay mưa rào, không quản khó khăn để dành hết tâm sức cho tác phẩm nghệ thuật để kịp ngày Thủ đô kỉ niệm cũng là ngày tổ chức kỉ lục GUINESS ghi nhận con đường gốm dài nhất Thế giới.

Mong muốn của bà Thủy cũng như nhiều người khác là sau khi mở rộng đường hoàn thiện, Hà Nội có thể cấp kinh phí xây dựng lại đoạn tranh gốm đã bị phá. Với mọi người, đoạn tranh là tất cả tình yêu của các tổ chức thế giới dành cho Hà Nội kể cả công sức của các nghệ sĩ đã đóng góp cho đoạn tranh gốm sứ này.

“Việc phá dỡ đoạn tranh gần 600m đang ảnh hưởng đến kỉ lục. Tôi sẽ phải báo cáo con số này đến kỉ lục với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại, thậm chí chúng tôi sẽ tạo nên kỉ lục mới với 1000m, chắc chắn Hà Nội sẽ phá vỡ kỉ lục cũ” - họa sĩ Thủy nói.

Còn theo nhiều người dân Thủ đô, con đường gốm sứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó lưu lại lịch sử của đất nước, những ngành nghề được truyền tải trên con đường này, việc lưu giữ để lại cho con cháu muôn đời sau biết về cội nguồn dân tộc.

"Con đường gốm sứ" bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4.000 m, diện tích 7.000 m2, từ đường Nghi Tàm đến cửa khẩu Vạn Kiếp. Bức tranh có 21 trường đoạn với nhiều chủ đề, ghép từ các mảnh gốm lên tường ven đê sông Hồng. Năm 2010, công trình hoàn thiện gắn biển kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; được Tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là "bức tranh gốm dài nhất thế giới".

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Phá bỏ con đường gốm sứ là việc “cực chẳng đã”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.