Thứ năm, 28/03/2024 16:32 (GMT+7)

Hà Nội quyết tâm thực hiện "văn hoá đọc" qua thư viện tư nhân, tủ sách gia đình

An Hạ (T/h) -  Thứ tư, 01/12/2021 10:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm xây dựng, khuyến khích và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, TP Hà Nội có nhiều chủ trương, kế hoạch để đáp ứng nhu cầu và nhân rộng văn hoá đọc.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% quận, huyện, thị xã có thư viện tư nhân, tủ sách gia đình

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 268/KH-UBND về phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu, đến năm 2025: 85% người dân sử dụng các mô hình đọc sách có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí. 100% quận, huyện, thị xã có thư viện tư nhân, tủ sách gia đình.

Mỗi năm, thành phố cũng tổ chức ít nhất 1.000 hoạt động liên quan đến sách, trưng bày triển lãm sách, hội sách, giao lưu tác giả - tác phẩm, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách mới; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và viết cảm nhận về sách. Mỗi năm, có ít nhất 3.000.000 lượt truy cập và sử dụng thông tin tại chỗ và phục vụ lưu động; đạt ít nhất 2.000.000 lượt trên không gian mạng. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học có các mô hình đọc sách với vốn tài liệu phù hợp, trong đó, 100% trường ở cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố phấn đấu 100% người làm công tác thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và cán bộ phụ trách tại các mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Còn về xây dựng và phát triển mạng lưới tủ sách, phòng đọc cơ sở, phấn đấu mỗi năm đầu tư và củng cố, nâng cao chất lượng từ 100 đến 200 mô hình tủ sách, thôn, tổ dân phố, phòng đọc cơ sở.

Cụ thể, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ và đi vào thực chất văn hóa đọc trên địa bàn thành phố là một trong những nội đung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của địa phương. Đồng thời, nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài liệu, phát triển tài nguyên thông tin trong hệ thống thư viện, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

UBND thành phố cũng giao các sở, ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối họp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. UBND các quận, huyện, thị xã bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

tm-img-alt
Đưa tri thức đến gần với người dân. Nguồn: internet

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, phát triển văn hóa đọc là một vấn đề mang ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng một Thủ đô văn minh hiện đại.

Thông qua các hoạt động văn hóa đọc, người dân sẽ được tiếp nhận các giá trị tri thức và văn hóa của Thủ đô Hà Nội, của Việt Nam, đồng thời, tiếp thu những tinh hoa tri thức và văn hóa nhân loại. Bởi vậy, Hà Nội cần quan tâm đến văn hóa đọc với những hành động thiết thực, cụ thể.

Trong năm 2021, Hà Nội tập trung tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp đọc cho người dân thông qua việc tổ chức: Ngày Sách Việt Nam; hội thi Thiếu nhi Thủ đô tuyên truyền giới thiệu sách năm 2021; giao lưu tác giả, tác phẩm; trưng bày, triển lãm sách kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước tại thư viện thành phố, thư viện cấp huyện, thư viện trường học, thư viện cộng đồng… nhằm khuyến khích và phát triển hoạt động đọc sách trong cộng đồng; tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc tại các thư viện, trường học.

Bên cạnh đó, thành phố xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; duy trì và phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

Tại các cấp cơ sở, huyện Ứng Hòa đặt ra các mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 80% học sinh tại các cơ sở giáo dục sử dụng hệ thống thư viện trường, tủ sách cơ sở thường xuyên; mỗi thôn, tổ dân phố có 1 tủ sách cơ sở; 50% người dân sử dụng thư viện, tủ sách cơ sở có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí…

Đến năm 2025, huyện Thạch Thất tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, nâng cao văn hóa đọc tại các thư viện công cộng, nhà học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã; phấn đấu 20 - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15 - 20% người dân ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được tiếp cận sách, báo, tài liệu... nhằm nâng cao dân trí, chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội quyết tâm thực hiện "văn hoá đọc" qua thư viện tư nhân, tủ sách gia đình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới