Thứ tư, 24/04/2024 16:41 (GMT+7)

Hà Nội siết chặt các dự án xây dựng, cải tạo chợ vì gây lãng phí lớn

Mạnh Hoàng -  Thứ ba, 04/12/2018 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên địa bàn Hà Nội nhiều chợ được đầu tư với những số tiền lên tới hàng tỷ đồng, nằm tại những vị trí đất vàng trong khu vực. Nhưng ít chợ có thể phát huy được tiềm năng dẫn đến xuống cấp, lãng phí.

Không phải đi tìm đâu xa, hiện nay nhiều địa điểm chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn ra tình trạng không tiểu thương buôn bán, xuống cấp không phanh, nhiều nơi đang đi đến con đường giải thể. Hầu hết những chợ này thường được đầu tư với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng khai thác không hiệu quả, hợp lý.

Chợ truyền thống Trung Hòa

Điển hình ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội, chợ truyền thống Trung Hòa tọa lạc tại tầng hầm tòa nhà số 27, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Lối đi xuống Chợ truyền thống Trung Hòa, chữ viết trên đấy đã không còn, khó có thể nhận ra đây là một khu chợ.

Nằm ở vị trí “vàng” giữa khu phố phát triển bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ, được giới thiệu ở những ngày đầu khai trương, chợ truyền thống Trung Hòa được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, sạch sẽ nhưng vận hành theo mô hình chợ truyền thống, tạo sự thuận tiện cho việc mua bán của tiểu thương cũng như cư dân khu vực quận Cầu Giấy.

Đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2015 đến nay với 242 gian hàng  nhưng việc kinh doanh của những tiểu thương ở đây giường như đi vào bế tắc. Sau 3 năm hoạt động tất cả chỉ còn những gian hàng trống, khóa cửa triền miên, ít tiểu thương tham gia buôn bán

Các gian hàng vắng khách.

Theo ghi nhận của PV, tại đây những tiểu thương còn bám trụ lại hầu nhu chỉ là hàng quần áo. Theo dõi lúc 8h30 phút sáng đến tầm trưa, có thể nói số lượng người vào đây có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cả một dãy chỉ có một cửa hàng sáng đèn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhiều người dân ở đây cho biết, không gian của khu chợ này không giống với những khu chợ truyền thống khác.

Nó bí bách, không gian chật hẹp, không có nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu vào vì ở dưới hầm. Ở các chợ truyền thống thì thoáng đãng, dễ dàng nhận biết, ở đây nhiều người còn không biết có sự hiện diện của cái chợ này.

Chợ Ngã Tư Sở

Cách đó chừng 4 Km là chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) với quy mô lên đến hơn 11 nghìn m2. Đó là một vị trí đắc địa khác của Thủ Đô, Dự án Trung tâm thương mại, chợ Ngã Tư Sở do Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh tài sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

Quy mô dự án theo dự kiến ban đầu có tổng diện tích đất 11.225 m2 (trong đó diện tích giai đoạn 1 là 8.159m2), mật độ xây dựng khoảng 50%, hệ số sử dụng đất khoảng 9 lần; Tầng cao công trình tối đa 25 tầng, có 3 tầng hầm.

Chợ Ngã Tư Sở.

Qúy 1/2010, chủ đầu tư đã thực hiện dựng 790 ki ốt dọc đường Láng làm chợ tạm cho các tiểu thương.

Ngày 10/6/2010, UBND Thành phố cũng đã có Quyết định thu hồi 8.497 m2 đất để thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng Trung tâm thương mại – chợ Ngã Tư Sở.

Ngày 18/4/2011, UBND Thành phố đã có thông báo số 74/TB-UBND yêu cầu nhà đầu tư điều chỉnh thiết kế chiều cao công trình và các công việc có liên quan khác. Dự án đã tạm dừng để nhà đầu tư thực hiện các thủ tục điều chỉnh.

Tuy nhiên ngày 1/8/2014 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi quyết định phê duyệt đầu tư từ năm 2009, chính thức chấm dứt hoạt động dự án sau nhiều năm “chìm nổi” và làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh doanh của nhiều tiểu thương tại khu chợ một thời buôn bán sầm uất của Thủ đô.

Sau nhiều năm long đong, dự án Trung tâm thương mại, chợ Ngã Tư Sở đã chính thức bị thu hồi.

Hiện tại, khu chợ do Ban Quản lý chợ quận Đống Đa quản lý, là một trong những nơi có họat động kinh doanh, buôn bán sầm uất nhất Thủ đô, tuy nhiên chợ hiện đang rất xuống cấp.

Chợ Trung tâm thị trấn Phúc Thọ (Hà Nội)

Không chỉ có trung tâm Hà Nội mới có chợ tiền tỷ hoang phí, xuống cấp. Mà ngay cả các huyện ngoại thành cũng có những trường hợp như vậy.

Đặc biệt đáng chú ý ở đây là Chợ trung tâm thị trấn Phúc Thọ (Hà Nội), được đầu tư xây dựng với tổng số vốn 52 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước trên diện tích khoảng 15.000m2. 

Chợ trung tâm huyện Phúc Thọ.

Tuy nhiên, sau nhiều năm mở cửa trung tâm chợ hiện nay có nhiều hạng mục xuống cấp, gạch nền bong tróc, khung sắt trở nên gỉ sét. Các ki ốt bên trong luôn ở tình trạng vắng khách, thậm chí là khóa cửa cả ngày không bán hàng.

Liên hệ với Đại diện Ban quản lý dự án ĐTXD huyện cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hoang hoá, xuống cấp, không có người kinh doanh là chợ nằm trên địa bàn huyện thuần nông, thương mại chưa mạnh, vị trí chưa có người thuê không thuận tiện với các ngành hàng truyền thống, ngành hàng phi truyền thống thì ít lợi thế cạnh tranh so với địa bàn thị xã Sơn Tây.

Bên trong chợ này cũng vắng khách, xuống cấp.

Thêm nữa, tuy ở vị trí tung tâm huyện nhưng tại đây lại thưa dân, không có khu công nghiệp. Bên cạnh đó, xung quanh lại có nhiều chợ khác nên số lượng người mua bán không nhiều, thêm nữa là thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn chưa thích nghi được với kinh doanh trên tầng cao.

Để khắc phục tình trạng để trắng ki ốt, xuống cấp khi không có khách hàng thuê, trong thời gian tới Ban quản lý sẽ đẩy nhanh việc xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh theo hướng xã hội hóa đầu tư của UBND huyện.

Còn rất nhiều chợ tiền tỷ ngự trị đất vàng nhưng vẫn đìu hiu,vắng khách do chuyển đổi mục đích sử dụng không phù hợp với phong tục tập quán của người dân.

Biến những chợ truyền thống đơn thuần sang các Chợ trung tâm thương mại nếu không xem xét kỹ, nghiên cứu trên nhiều phương diện thì sẽ gặp thất bại như những trường hợp nêu trên.

Chợ Nghĩa Tân.

Tương tự với những chợ trên còn một số chợ có tiếng nữa như, Chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) được phê duyệt xây dựng thành chợ, văn phòng và TTTM Nghĩa Tân do Công ty CP Thương mại Cầu Giấy làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi bị tiểu thương phản đối dữ dội, dự án không triển khai được và bị bỏ bê nhiều năm.

Dự án chợ và TTTM Thành Công, quận Ba Đình hiện đã dùng dằng chậm triển khai 4 năm nay do vấp phải sự phản đối của tiểu thương...

Ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ

Chính vì càng ngày có càng nhiều chợ trên địa bàn TP. Hà Nội được xây dựng nhưng nhiều năm vắng khách, xuống cấp. Ngày 16/11, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND, Ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các dự án đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn theo phân cấp quản lý về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành.

Đối với các chợ đầu tư xây dựng lại hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của thương nhân đang kinh doanh tại chợ: Chủ đầu tư phải xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm và sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm trong thời gian đầu tư xây dựng, cải tạo chợ; phương án sắp xếp kinh doanh tại chợ sau khi xây dựng, cải tạo lại trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó, chủ đầu tư phải công bố công khai cho thương nhân đang kinh doanh tại chợ biết để đóng góp ý kiến, giúp chủ đầu tư hoàn thiện các phương án.

UBND. TP duyệt phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm khi đầu tư xây dựng lại, cải tạo chợ hạng 1 trên cơ sở ý kiến thẩm định do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện duyệt phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm khi đầu tư xây dựng lại, cải tạo các chợ hạng 2, hạng 3 trên cơ sở ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn về tài chính, kinh tế trực thuộc.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội siết chặt các dự án xây dựng, cải tạo chợ vì gây lãng phí lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.