Thứ bảy, 20/04/2024 03:11 (GMT+7)

Hà Nội: Thu gom, tái chế hàng triệu vỏ hộp sữa tại các trường học

MTĐT -  Thứ năm, 27/08/2020 11:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) được thải bỏ, trong khi 100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các sản phẩm có ích.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội vừa có Báo cáo số 7390/BC-STNMT-CCBVMT, về việc thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn TP năm học 2019 - 2020 và đề xuất mở rộng chương trình trong các năm tiếp theo.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) được thải bỏ, trong khi 100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các sản phẩm có ích. Có nhiều lý do mà chúng không được thu gom, phân loại, đó là quá cồng kềnh, quá hôi, quá dơ, khó thu gom, không có đơn vị thu mua hoặc ít đơn vị có công nghệ để tái chế, và quan trọng nhất là giá của vỏ hộp sữa giấy quá rẻ, không đủ bù cho chi phí thu gom và vận chuyển….

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, đến nay trên địa bàn đã có khoảng hơn 90% học sinh các trường mầm non, tiểu học công lập tham gia chương trình Sữa học đường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, một lượng lớn vỏ hộp sữa được thải ra môi trường. Nếu lượng vỏ hộp sữa giấy này được thu gom, tái chế, không những giảm được lượng rác thải mà còn tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như bàn ghế, tấm lợp sinh thái…

100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các sản phẩm có ích. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Xuất phát từ ý nghĩa đó, các Sở: TN&MT, GD&ĐT và sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Tetra Pak Việt Nam và Công ty cổ phần Lagom Việt Nam cùng một số đơn vị tái chế tại Việt Nam đã triển khai chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2019 đến nay.

Đáng chú ý, trong năm học 2019 - 2020, các cơ quan, đơn vị đã triển khai một số hoạt động như: Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã huy động sự tham gia của các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn TP tham gia chương trình. Đến nay, đã có 19/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia chương trình và duy trì thu gom vỏ hộp sữa tại 803 trường học trên địa bàn TP. Chương trình đã huy động được sự tham gia và tác động đến 30.000 giáo viên và hơn 500.000 học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn TP.

Tổng khối lượng vỏ hộp sữa thu gom được tại các trường học tham gia chương trình đến tháng 7/2020 là 244.061kg, tương đương khoảng 25 triệu vỏ hộp. Từ đó, chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của TP Hà Nội.

Ngoài ra, các nhà trường tham gia chương trình cũng giảm được phí rác thải sinh hoạt hằng tháng. Lượng khí thải CO2 từ việc thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giảm hơn 2.711 tấn từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020.

Chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của TP Hà Nội. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Để ý nghĩa của chương trình lan tỏa đến thế hệ mầm non, học sinh tiểu học và cộng đồng dân cư trên toàn thành phố, nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện mục tiêu phân loại và tái chế, giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và vỏ hộp sữa nói riêng, góp phần giảm áp lực cho các bãi chôn lấp cho TP, Sở TN&MT đề xuất tiếp tục triển khai mở rộng chương trình.

Theo đó, chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại một số trường học trên địa bàn TP tiếp tục được triển khai, mở rộng tại 30 quận, huyện, thị xã tại hơn 1.600 trường mầm non và trường tiểu học (duy trì 803 trường đã thực hiện trong năm học 2019 - 2020 và mở rộng thêm 800 trường trong năm học 2020 - 2021).

Cùng với đó, từng bước mở rộng chương trình tại các khu dân cư và các công ty, khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP nơi có lượng tiêu thụ vỏ hộp sữa lớn của các công nhân.

PV (T/h)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Thu gom, tái chế hàng triệu vỏ hộp sữa tại các trường học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...