Thứ sáu, 29/03/2024 15:59 (GMT+7)

Hà Nội xả khoảng 60 tấn rác nhựa mỗi ngày

MTĐT -  Thứ năm, 12/09/2019 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ tính riêng nhựa dùng trong sản xuất bao bì hiện đang phục vụ nhu cầu cho khoảng 1.000 cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu dùng để bao gói thực phẩm.

Hiện nay các sản phẩm nhựa như túi nilon, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút, hộp xốp,... là những vật dụng phổ biến, trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa và nilon mang lại các tiện ích, nhưng nó cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất nhựa trên địa bàn Hà Nội

Thực tế hiện nay tại nhiều cửa hàng, quán ăn, chợ “cóc”… đều sử dụng đồ nhựa để bao gói, phục vụ khách hàng. Các sản phẩm như túi nilon, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút, hộp xốp,... với sự tiện lợi, nhanh gọn và đặc biệt giá thành rẻ đã thu hút và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa mang lại các tiện ích trong sinh hoạt nhưng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khỏe con người.

Mỗi ngày Hà Nội xả ra khoảng 60 tấn rác thải nhựa (Nguồn: Nguyễn Hoa/Lao động Thủ đô).

Báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra Việt Nam đang xếp thứ 17/109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới tính đến thời điểm năm 2018. 

Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, hiện địa phương này có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất nhựa, các sản phẩm từ nhựa, chủ yếu thuộc 3 ngành chính là: nhựa kỹ thuật (sản phẩm là phụ tùng, linh kiện…); nhựa gia dụng (thau, cốc, tủ, giường, kệ…); nhựa bao bì dùng trong sản xuất bao bì (túi nilon PE, chai nhựa PET…).

Trong đó, chỉ tính riêng nhựa dùng trong sản xuất bao bì hiện đang phục vụ nhu cầu cho khoảng 1.000 cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn thành phố, chủ yếu dùng để bao gói thực phẩm.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 – 6.000 tấn, trong đó, rác thải nhựa chiếm gần 10% (khoảng 60 tấn).

Chưa kể đến, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức về rác thải túi nilon và các sản phẩm từ nhựa trong hoạt động phân phối tiêu dùng nhưng với số lượng 24 trung tâm thương mại, 140 siêu thị, 454 chợ và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi…, lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa dạng này chắc chắn không nhỏ” - Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nộ, nhấn mạnh.

Nghĩa vụ của các doanh nghiệp

Cho đến nay hiệu quả đạt được chưa cao do sự chênh lệch giá thành giữa các sản phẩm này còn lớn. “Sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, lợi nhuận giảm đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chuyển từ sử dụng túi nilon khó phân hủy sang túi nilon thân thiện với môi trường rất hạn chế” - đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết.

Mặc dù trong thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực thực hiện một số giải pháp hạn chế sử dụng rác thải nhựa như: Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, khuyến khích các siêu thị, cửa hàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bọc hàng hóa tự hủy, sử dụng túi tự hủy sinh học, tuyên truyền phổ biến cho người tiêu dùng... Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp tuyên truyền khuyến khích chưa cao.

Theo các chuyên gia tại hội nghị, Nhà nước cần có chiến lược cụ thể về vấn đề sản xuất và sử dụng sản phẩm dễ tiêu hủy. Qua đó, có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp phân phối; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường…

Đặc biệt, cần tiến tới luật hóa nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc thu hồi, tái chế hoặc xử lý chất thải của các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.

Hà Nội sẽ thay thế hoàn toàn túi nilon khó phân hủy, nhựa sử dụng 1 lần bằng các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường; 100% rác thải phát sinh từ nhà máy được thu gom, phân loại nguồn; phấn đấu đến năm 2025 không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi nilon khó phân hủy” - bà Lan nhấn mạnh.

Đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết thêm, hiện Hà Nội đang tiến tới giảm dần nguyên liệu nhựa trong sản xuất. Đến hết năm 2020, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilon khó phân hủy, giảm 50% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ…

Theo: Thoibaotaichinhvietnam.vn, moitruong.net.vn

Hương Thơm

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội xả khoảng 60 tấn rác nhựa mỗi ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.