Thứ năm, 25/04/2024 22:44 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về khắc phục hậu quả mưa lũ

Thanh Phương -  Chủ nhật, 02/10/2022 21:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra để người dân không đánh bắt cá, vớt củi và các hoạt động nguy hiểm khác ở khu vực đang ngập lụt.

Với lượng mưa lớn phổ biến từ 200m đến gần 500mm mấy ngày qua, đã gây ngập lụt, chia cắt ở nhiều địa phương. Tính đến nay đã có 2.000 nhà dân bị ngập và nhiều tuyến giao thông trọng yếu bị sạt lở, một số cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng.

Thực hiện Công điện số 875/CĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ và kịp thời khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, ổn định sản xuất và đời sống dân sinh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra để người dân không đánh bắt cá, vớt củi và các hoạt động nguy hiểm khác ở khu vực đang ngập lụt. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiệt hại về người do bất cẩn, sơ suất, nếu địa phương nào để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do không tổ chức tuyên truyền, kiểm tra thì chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

tm-img-alt
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra để người dân không đánh bắt cá, vớt củi và các hoạt động nguy hiểm khác ở khu vực đang ngập lụt.

Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng, nhất là gia đình có người bị thương, nhà bị tốc mái, hư hỏng và ngập lụt. Huy động nguồn lực tại chỗ hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường sau lũ, không để dịch bệnh bùng phát.

Rà soát các hộ dân đang ngập lụt, bị cô lập để tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ dân, nhất là các hộ ở vùng ngập sâu, bị cô lập, hộ gia đình khó khăn, bảo đảm không để người dân bị đói, rét, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản. Tiếp tục rà soát chủ động sơ tán các hộ dân ở khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sâu để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Ngay sau khi nước rút, khẩn trương tổ chức đánh giá, kiểm đếm một cách khách quan, trung thực, chính xác thiệt hại do mưa, lũ gây ra; tập trung mọi nguồn lực kịp thời khắc phục nhanh các công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt, công trình giao thông, thủy lợi, đê điều bị hư hỏng để sớm ổn định đời sống cho Nhân dân và tiếp tục ứng phó với các đợt thiên tai mới trong thời gian tới.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Y tế chủ động liên hệ với UBND các huyện, thành phố, thị xã bị thiệt hại nặng để có kế hoạch cử cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng xuống cơ sơ hỗ trợ, giúp bà con Nhân dân vùng bị thiệt hại tu sửa lại nhà cửa, vệ sinh môi trường sau lũ, kiểm soát chặt chẽ không để xảy ra dịch bệnh bùng phát sau lũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho học sinh và cơ sở vật chất, trang thiêt bị, đồ dùng học tập, hạn chế thiệt hại, bảo đảm cho học sinh có thể đi học trở lại ngay sau lũ.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các tuyến giao thông chính.

Công an tỉnh tổ chức lực lượng điều tiết, đảm bảo giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, nghiêm cấm không cho các phương tiện, người qua lại khi chưa đảm bảo an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các công ty TNHH MTV thủy lợi: Nam Hà Tĩnh, Bắc Hà Tĩnh cử cán bộ xuống cơ sơ, kiểm tra, rà soát các vùng bị ngập úng, diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, khẩn trương chỉ đạo và thực hiện các giải pháp khơi thông công trình, trục tiêu thoát lũ, kịp thời hạ thấp mực nước tại các vùng bị ngập sâu, các giải pháp khôi phục sản xuất, ổn định đời sống dân sinh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã; các công ty TNHH MTV Thủy lợi: Nam Hà Tĩnh, Bắc Hà Tĩnh tổ chức thường trực vận hành an toàn các cống dưới đê, hồ đập; khắc phục những hư hỏng đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ.

Các chủ đầu tư xây dựng công trình XDCB tập trung rà soát ngay các công trình, hạng mục công trình đang thi công dang dở; đặc biệt là các cống dưới đê, đập, tràn xả lũ, có biện pháp khắc phục hư hỏng do mưa lũ, đồng thời có các giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ cử cán bộ trực tiếp xuống địa phương, cơ sở thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ Nhân dân ổn định đời sống, không để người dân bị thiếu đói; giúp đỡ, tu sửa lại các nhà dân bị hư hỏng, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách; tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại về sản xuất để có kế hoạch hỗ trợ giúp người dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về khắc phục hậu quả mưa lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.