Thứ năm, 28/03/2024 21:38 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Lợn chúng tôi chết thì chính quyền chịu trách nhiệm…(Bài 2)

NGUYỄN TÙNG - TRI THỨC -  Thứ năm, 29/04/2021 14:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê ký QĐ xử phạt 6 triệu đồng về việc chôn, vứt lợn chết không đúng quy định. Việc xử lý liệu có nhẹ tay, trong khi trại lợn này xả thải hành dân ròng rã suốt nhiều năm.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có bài “Hà Tĩnh: Kinh hoàng trang trại vứt lợn chết xả thải bức tử môi trường” phản ánh về việc nhiều năm qua trang trại nuôi lợn (Bà Phương thuê lại của ông Lê Khắc Tân) thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xả thải trực tiếp ra môi trường, lợn chết vứt và chôn lấp không đúng quy trình gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân.

Kinh hoàng trang trại vứt lợn chết xả thải bức tử môi trường.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND Huyện Hương Khê, ông Phan Kỳ cho biết: “Do mới đi công tác về, nên cũng vừa nắm được tình hình. Sau khi nhận được phản ánh, đồng chí Nguyễn Duy Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì dẫn theo đoàn liên ngành của huyện gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, đội Cảnh sát Kinh tế và Môi trường công an huyện Hương Khê... xuống kiểm tra và ghi nhận có hiện tượng như vậy, lợn chết và chôn lấp không đúng quy trình. Đoàn đã tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm.”

Quyết định xử phạt 6 triệu đồng về việc xử lý, chôn lợn chết không đúng quy định của trang trại lợn bà Lê Thị Phương, đã phù hợp chưa?

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cũng cho biết thêm, đã ký xử phạt hành chính 6 triệu đồng đối với trang trại bà Phương về việc chôn, lấp xử lý lợn chết không đúng quy định. Tuy nhiên một lần nữa, ông Kỳ khẳng định chưa từng có bất kỳ phản ánh nào của người dân liên quan đến việc trang trại lợn bà Phương gây ô nhiễm.

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê làm việc với Pv về trang trại lợn gây ô nhiễm.

Khi được hỏi thêm về vấn đề khắc phục và xử lý, ông Kỳ cho biết: “Trong tình trạng dịch bệnh như thế này, trang trại lợn bà Phương nội bất xuất, ngoại bất nhập, khuôn viên trang trại rộng và khép kín như ao hồ, hồ lắng và khu chôn lấp lợn chết, nên trước kia việc ô nhiễm không được biết đến, sau này khi chôn lấp không đúng quy trình gây hôi thối đến hộ dân nên người dân mới phản ánh. Trong thời gian tới sẽ thành lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu xử lý đúng quy trình và cho chôn lấp lại. Hiện tại chưa vào được nên chưa có biện pháp xử lý vì chưa nắm rõ tình hình.

Được biết thêm, tiếp tục cho chôn lấp lại vị trí cũ, tuy nhiên sẽ cho chôn lấp đúng quy trình, trong trang trại có quy hoạch khu chôn lấp. Vậy một câu hỏi đặt ra, trang trại nằm ngay cạnh nhà dân, liệu tiếp diễn việc chôn lấp và xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của gần 200 hộ dân đang sinh sống tại đây có thể xử lý triệt hay không?

Gần 200 hộ dân đã và đang hứng chịu ô nhiễm và bức tử về môi trường do trang trại lợn bà Phương gây ra thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?. 

Theo ông Kỳ, về phía chủ trang trại lợn, quan điểm của họ trong tình trạng dịch bệnh, tài sản của họ rất lớn không thể để tình trạng ra vào, chủ trang trại nói nếu vào kiểm tra thì trong 21 ngày tiếp theo lợn chúng tôi có vấn đề gì, “lợn chúng tôi chết – thì chính quyền phải chịu trách nhiệm”.

Vậy thử hỏi, gần 200 hộ dân đã và đang hứng chịu ô nhiễm và bức tử về môi trường do trang trại lợn bà Phương gây ra thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?. Bên cạnh đó, về phía chính quyền hãy xem xét kỹ lưỡng vấn đề lợi ích của một cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của rất nhiều người dân và trực tiếp bức tử môi trường, liệu có đáng?

Việc trang trại xả thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề vi phạm nghiêm trọng.

Tiếp tục làm việc, Pv liên hệ ông Nguyễn Thừa Lộc – Phó Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, ông Lộc chia sẻ: “Việc xử lý chôn lợn chết không đúng quy trình, sơ sài dân bức xúc là đúng, và vấn đề lợn chết mà phía trang trại không khai báo là sai quy định. Còn về nguyên nhân chết thì do chôn lâu ngày nên không lấy được mẫu nữa, còn về phía trang trại thì họ khai báo lợn chết do bị kẹt. Còn việc bể Bioga bị hỏng và xả thải ra hồ là sai phạm của trang trại, xả thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng.”

Với thực tế ô nhiễm môi trường từ trang trại nuôi lợn của bà Lê Thị Phương hiện nay đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của người dân địa phương kéo dài trong thời gian qua. Đề nghị các cơ quan, ban ngành chức năng huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc quyết liệt xử lý triệt theo quy định của pháp luật, trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây.

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường, tại Điều 4 quy định về hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, 2.000.000.000 đồng đối vơi tổ chức.

Môi trường và Đô thị tiếp tục thông tin đến bạn đọc....                           

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Lợn chúng tôi chết thì chính quyền chịu trách nhiệm…(Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.