Thứ sáu, 19/04/2024 16:14 (GMT+7)

Hải Phòng phấn đấu đến 2025 chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng nông nghiệp

Chiến Thắng -  Thứ năm, 02/12/2021 10:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giải pháp chủ yếu của Hải Phòng trong việc triển khai Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp chính là tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, khuyến khích sự vào cuộc của các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn thành phố.

Một trong những giải pháp chủ yếu của Hải Phòng trong việc triển khai Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp chính là tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương. Đồng thời, khuyến khích sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.

tm-img-alt
Đường vào thôn kiểu mẫu - Thôn Nhất trí - xã Đặng Cương - huyện An Dương

Theo Kế hoạch 150/KH-UBND về cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025, địa phương này đang phấn đấu chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường có giá trị gia tăng cao. Việc đầu tư phát triển nông thôn phải được gắn với du lịch và thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với quá trình đô thị hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê. Cùng với đó, tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, nâng cao giá trị gia tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc. 

tm-img-alt
Khu nuôi tôm thẻ chân trắng tại Phù Long - Cát Hải

Đáng chú ý, Hải Phòng đặt mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh đạt 95%; có 60% làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng ở khu vực nông thôn áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm môi trường; hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở khu vực dân cư nông thôn đạt quy chuẩn.

Về tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 1,1%/năm, tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 0,93%/năm; tổng sản lượng thủy sản đạt trên 200 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác chiếm 60%, sản lượng nuôi trồng chiếm 40%; tỷ lệ diện tích trồng trọt được ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao đạt 62,4%...

Theo đó, thành phố sẽ xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp chủ lực tập trung, đặc biệt là các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị thương phẩm cao; kết hợp với phát triển du lịch nông thôn.

Tiếp theo, nâng cao trình độ nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị kết nối đồng bộ các ngành lĩnh vực khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên lao động nâng cao giá trị gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành có cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu KHCN chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường phát triển thị trường Công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, coi đây là biện pháp “then chốt” tạo đà phát triển cho nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất và chế biến tiên tiến (VietGAP, VietGAPH, GlobalGAP, HACCP...). Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

Các sản phẩm chủ lực như lúa đặc sản, rau an toàn, hoa, cây cảnh, lợn ngoại, gà lông màu, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá vược, nhuyễn thể... có năng suất, chất lượng cao theo quy trình công nghệ tiên tiến cũng được tập trung sản xuất trong giai đoạn 2021-2025.

tm-img-alt
Mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học tại An Dương - Hải Phòng

Tiếp tục hiện đại hóa tàu cá, áp dụng công nghệ thông tin, liên lạc tầm xa; hệ thống dự báo, tìm kiếm ngư trường; trang thiết bị đánh bắt và hầm bảo quản sản phẩm tiên tiến công nghệ số, viễn thám, sử dụng vệ tinh để quản lý nguồn lợi thủy sản và đội tàu khai thác. Triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản. Tập trung xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm Nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ.

Xây dựng hệ sinh thái rừng nhiều tầng, kết hợp cây phòng hộ, cây kinh tế, cây công nghiệp, cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng…/.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng phấn đấu đến 2025 chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước