Thứ bảy, 20/04/2024 04:03 (GMT+7)

Hải Phòng: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”

Nam Phong -  Thứ ba, 19/10/2021 10:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức Chương trình phát động phong trào "Chống rác thải nhựa" và ra mắt mô hình điểm "Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật" tại xã Thanh Lương thuộc huyện Vĩnh Bảo.

tm-img-alt
Đại diện công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường cho hội viên nông dân xã Thanh lương sáng 18/10. Ảnh: Trần Phượng

Theo số liệu thống kê năm 2019 tại Hải Phòng, trung bình mỗi ngày, toàn thành phố thải ra 1.700 tấn rác. Trong đó, rác thải nhựa và túi nilon chiếm 10%, tương đương 170 tấn. Việc xử lý rác thải nhựa gặp nhiều khó khăn phần lớn là do ý thức người dân chưa thực hiện phân loại rác từ đầu nguồn (hiện chỉ có một số phường tại hai quận Lê Chân và Hồng Bàng thực hiện thí điểm phân loại rác), hệ thống hạ tầng thu gom, công nghệ xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu.

Rác thải nhựa được xử lý theo 4 cách như đốt ở nhiệt độ dưới 1000° C; tái chế một phần; chôn lấp và vứt bừa bãi ra ngoài môi trường. Các cách xử lý trên đều gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt là rác thải nhựa từ các vỏ bao bì đựng thuốc Bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân  để vương vãi trên bờ cỏ, kênh mương, đường làng... gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống khu vực nông thôn.

tm-img-alt
Đoàn công tác tham gia thu gom bao bì thuốc BVTV tại cánh đồng trên địa bàn xã Thanh Lương ngày 18/10. Ảnh: Trần Phượng

Hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa", trong nhiều năm qua Hội Nông dân thành phố đã tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động "Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần" trong toàn hệ thống tổ chức Hội và hội viên, nông dân toàn thành phố. Bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể của các cấp Hội, đã và đang góp phần tích cực tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, hội viên, nông dân và cộng đồng về chống rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp.

Nhiều mô hình, cách làm hay tại địa phương đã được xây dựng và nhân rộng như mô hình "Nông dân tham gia bảo vệ môi trường", "Tổ thu gom vỏ bao vì thuốc BVTV đã qua sử dụng"... Đến nay, toàn thành phố đã thành lập được trên 800 mô hình "Nông dân tham gia bảo vệ môi trường" do Hội Nông dân các xã, thị trấn chủ động đảm nhận với các loại hình như, mô hình xây dựng các bể chứa vỏ bao, bì thuốc bảo vệ thực vật; mô hình phân loại rác thải biển tại nguồn; tuyến đường cây xanh, tuyến đường hoa kiểu mẫu do hội viên, nông dân trồng và chăm sóc.

Cũng tại Chương trình phát động ngày 18/10, Hội Nông dân thành phố ra mắt mô hình điểm "Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật" do các hộ hội viên nông dân là thành viên mô hình tại xã Thanh Lương thuộc huyện Vĩnh Bảo thực hiện với hoạt động thu gom, phân loại rác thải trên cánh đồng.

tm-img-alt
Hội Nông dân Hải Phòng ra mắt mô hình bảo vệ môi trường năm 2021 trên địa bàn xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo. Ảnh: Trần Phượng

Đây là mô hình điểm được Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ thực hiện Dự án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật gắn với bảo vệ môi trường" năm 2021.

Công ty cổ phần DAP – VINACHEM; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng đã hỗ trợ kinh phí, phân bón và xe chở rác cho mô hình.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...