Thứ tư, 24/04/2024 20:47 (GMT+7)

Hai thái cực khủng hoảng khí hậu tại Mỹ và châu Âu

MTĐT -  Thứ sáu, 13/01/2023 14:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi Mỹ đang chật vật với những cơn bão lớn gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng thì tại châu Âu ghi nhận nhiệt độ cao chưa từng thấy vào cuối mùa Đông.

Theo AP, các quan chức California - Mỹ đã ra lệnh sơ tán khu vực ven biển có nguy cơ cao khi một cơn bão ập vào đầu tháng này, mang theo gió và mưa lớn, đe dọa lũ lụt trên diện rộng và khiến 100.000 người bị mất điện.

Lượng mưa dự kiến lên tới 152,4 mm tại khu vực vịnh San Francisco, nơi tình trạng cảnh báo lũ lụt được thiết lập cho đến tận đêm 5-1 (giờ địa phương).

Trước khi cơn bão đổ bộ, Thị trưởng San Francisco London Breed cho biết thành phố đã "chuẩn bị cho một cuộc chiến" bằng cách khơi thông cống rãnh, di tản người vô gia cư, phân phát các dụng cụ khẩn cấp và bao cát…

tm-img-alt
Cây đổ ở trung tâm TP Sacramento, California, Mỹ hôm 4-1 do bão (Nguồn: Reuters) 

Gió cực mạnh làm hơn 70 chuyến bay tại sân bay quốc tế San Francisco phải hủy, làm đổ nhiều cây cối, đường dây điện… Một đoạn dài 72 km của Quốc lộ 1 ven biển chạy qua Big Sur đã bị đóng gần đây do dự báo lũ lụt, đá lở; 40 km của Quốc lộ 101 bị đóng do cây đổ.

Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) dự đoán tổng lượng mưa trên diện rộng từ 76 - 152 mm, với lớp tuyết mới dày 1 m sẽ bao trùm khu vực Sierra Nevada. Nguy cơ sạt lở tăng lên do nhiều sườn đồi ở California bị lửa tàn phá vào mùa hè.

Nguyên nhân của chuỗi khí hậu cực đoan vẫn là "sông khí quyển", một hiện tượng gây mưa xối xả và tuyết lớn được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu.

Trái lại, châu Âu đang trải qua mùa đông với nhiệt độ cao kỷ lục. Tuyết vắng bóng ở những khu trượt tuyết của Thụy Sĩ. Kỷ lục nhiệt cũng được ghi nhận ở Ba Lan và Hungary với Budapest lên tới 18,9 độ C. Pháp có ngày lên tới gần 25 độ C trong khi Đức là 20 độ C.

Đài truyền hình Czech đưa tin một số cây bắt đầu ra hoa trái mùa; người dân Tây Ban Nha tắm nắng giữa mùa đông 25,1 độ C. Cơ quan thời tiết quốc gia Pháp Meteo France cho rằng nhiệt độ bất thường là do một khối không khí ấm di chuyển từ các vùng cận nhiệt đới đến châu Âu.

"Biến đổi khí hậu đang khiến mọi đợt nắng nóng có nhiều khả năng xảy ra hơn và nóng hơn" - tiến sĩ Friederike Otto, Trường ĐH Hoàng gia London (Anh), cảnh báo.

Thiên Bảo (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hai thái cực khủng hoảng khí hậu tại Mỹ và châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.