Thứ tư, 24/04/2024 22:57 (GMT+7)

“Hàng hiếm” của ngành vệ sinh môi trường ở Thủ đô

MTĐT -  Thứ tư, 19/04/2023 09:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với nhiều người, cực chẳng đã mới phải làm công nhân vệ sinh môi trường. Song, với anh Vũ Đình Trường - Tổ trưởng Tổ sản xuất số 6, Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), đây lại là quyết định chưa bao giờ anh hối tiếc.

Người công nhân 28 năm tuổi nghề, 17 năm tuổi Đảng

Từ nhiều năm nay, với Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty Urenco Nguyễn Hoàng Anh cũng như các cán bộ, công nhân viên của công ty, anh Vũ Đình Trường – Tổ trưởng Tổ sản xuất số 6 luôn được coi là "hàng hiếm" bởi tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết mình cho công việc của anh.

Anh Vũ Đình Trường trong một ca làm việc.
Anh Vũ Đình Trường trong một ca làm việc.

Sau nhiều cuộc hẹn, tôi mới gặp được anh Vũ Đình Trường tại Chi nhánh Đống Đa, Công ty Urenco, khi anh vừa hoàn thành xong ca làm việc. Trong bộ trang phục công nhân môi trường màu xanh dương, người đàn ông khoảng 50 tuổi, khuôn mặt hiền lành, nước da đen sạm lại vì nắng gió vẫn nở nụ cười tươi dù công việc lúc nào cũng lấm lem bởi tiếp xúc với rác thải mỗi ngày.

Rót chén trà nóng mời anh Vũ Đình Trường, Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty Urenco Nguyễn Hoàng Anh ân cần hỏi han công việc, sức khỏe người Tổ trưởng Tổ sản xuất số 6 của Chi nhánh và không quên khoe với tôi: "Bây giờ có đốt đuốc đi tìm cả Hà Nội cũng không dễ tìm thấy người thứ hai như anh Trường".

Sau màn chào hỏi, cuộc trò chuyện của chúng tôi có phần rôm rả hơn khi nói đến công tác vệ sinh môi trường Thủ đô. “Tôi gắn bó với nghề vệ sinh môi trường từ năm 1995, đến nay cũng đã gần 28 năm. Năm 2006, được sự tin tưởng, quan tâm, động viên của lãnh đạo xí nghiệp, công ty, tôi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam” – anh Vũ Đình Trường chia sẻ.

Nói về những khó khăn, vất vả trong quá trình làm việc, anh Trường cho biết, địa bàn Tổ sản xuất số 6 phụ trách là phường Trung Tự - Nam Đồng, nơi tập trung nhiều khu tập thể cũ, gần với các trường đại học lớn, mật độ dân số đông nên công việc đôi khi sẽ vất vả hơn so với các địa bàn khác. Song, với tình yêu nghề, tinh thần đoàn kết của các thành viên, Tổ sản xuất số 6 luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà công ty, chi nhánh giao phó.

“Áp lực của ngành vệ sinh môi trường so với các ngành nghề khác là rất lớn. Song, khi đã vượt qua được những mặc cảm, khó khăn thời gian đầu… thì sẽ không gì có thể ngăn cản chúng tôi tiếp tục gắn bó với nghề. Bởi, không chỉ đem lại thu nhập để lo toan cuộc sống, những giọt mồ hôi của chúng tôi rơi xuống đã và đang giữ cho Thủ đô ngày càng sạch đẹp” – anh Vũ Đình Trường giãi bày.

Giữ ngọn lửa nghề

Chia sẻ về quá trình gần 28 năm gắn bó với nghề công nhân vệ sinh môi trường, anh Trường bảo, kỷ niệm thì có nhiều nhưng kỷ niệm mà bản thân và những công nhân trong tổ không bao giờ quên, đó chính là thời gian làm việc trong thời điểm dịch Covid-19.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội phải tiến hành giãn cách xã hội, công nhân môi trường không được về nhà, phải ăn ở, tập trung… thay nhau làm việc để đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn cũng như những khu cách ly.

“Khi Hà Nội tiến hành giãn cách xã hội, công nhân môi trường là một những lực lượng được phép ra ngoài đường. Đây vừa là áp lực, vừa là niềm vinh dự của chúng tôi vì đã được cùng với Thủ đô, cả nước chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” – anh Vũ Đình Trường chia sẻ.

Anh Vũ Đình Trường hỗ trợ các công nhân duy trì vệ sinh môi trường trên phố Thái Hà.
Anh Vũ Đình Trường hỗ trợ các công nhân duy trì vệ sinh môi trường trên phố Thái Hà.

Tiếp lời anh Vũ Đình Trường, ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Chi nhánh Đống Đa chia sẻ, không chỉ hướng dẫn, động viên, bảo ban các nhân viên trong Tổ sản xuất số 6 hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, với vai trò là người đảng viên, người công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ ngoài đường, anh Vũ Đình Trường đã có sáng kiến nhằm giảm thiểu tai nạn lao động – một vấn đề “nóng” của ngành vệ sinh trường trong những năm trước đây.

“Trước đây, trong quá trình cẩu rác, nếu công nhân thu cẩu và công nhân điều khiển hệ thống chuyên dùng không phối hợp nhịp nhàng sẽ có khả năng sẽ bị kẹp ngón tay vào xe gom rác. Bằng kinh nghiệm thực tế, anh Trường đã có sáng kiến nẹp thêm thanh ngang vào khung xe gom rác. Nhờ đó, tình trạng công nhân gặp tai nạn lao động trong quá trình cẩu rác đã giảm mạnh. Sáng kiến đó sau này đã được nhân rộng, áp dụng vào sản xuất trong toàn công ty và được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen” – ông Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.

Được biết, trong gần 28 năm gắn bó với ngành vệ sinh môi trường, anh Vũ Đình Trường đã vinh dự được nhận Bằng khen của Ban Chấp Đảng bộ TP Hà Nội do đã có thành tích xuất sắc trong 2 năm (2011 - 2013) thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Bằng khen của UBND TP do đã có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm 2020; Bằng khen của UBND TP đã có thành tích trong thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn TP…

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, những cống hiến của anh Vũ Đình Trường và sự ghi nhận của TP đã và đang giữ, tiếp lửa cho tình yêu nghề ở các thế hệ công nhân vệ sinh môi trường của chi nhánh nói riêng và toàn TP nói chung.

Trong quá trình công tác, anh Vũ Đình Trường luôn tìm kiếm, khuyến khích, động viên các quần chúng ưu tú là những công nhân sản xuất trực tiếp có trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt... để giới thiệu với Chi ủy, hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kết nạp vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Chi nhánh Đống Đa

Bạn đang đọc bài viết “Hàng hiếm” của ngành vệ sinh môi trường ở Thủ đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Vân Nhi/kinhtedothi.vn

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.