Thứ bảy, 20/04/2024 01:39 (GMT+7)

Hậu Covid-19, du lịch Việt Nam mất bao lâu để phục hồi?

MTĐT -  Thứ sáu, 24/04/2020 17:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Covid-19 đã giáng một đòn mạnh khiến cho mọi hoạt động của ngành du lịch “tê liệt”, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Số liệu từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cho thấy, tổng thu từ khách du lịch trong quý I/2020 đạt gần 144.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này đạt khoảng 175.000 tỷ đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội trong quý I năm nay đạt 3,85 triệu lượt, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách quốc tế đạt khoảng 956.000 lượt, giảm 43,9% so với cùng kỳ. Con số này với khách nội địa là 2,89 triệu lượt, giảm 48,2% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch trong quý I/2020 đạt gần 15.700 tỷ đồng, giảm khoảng 9.900 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tổng thu từ khách du lịch trong quý I/2020 của Hà Nội giảm khoảng 9.900 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ảnh minh họa: Internet.

Còn tại TP.HCM, doanh thu du lịch lữ hành của TP ước đạt 4.500 tỷ đồng, giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Cục Thống kê TP.HCM đánh giá Du lịch là một trong những ngành chịu tổn thất nặng nề từ dịch Covid-19.

Đáng nói, theo đánh giá của Sở Du lịch TP.HCM, dịch Covid-19 đã "giáng một đòn chí mạng" tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. “Hiện nay, có đến 90% DN lữ hành vừa và nhỏ đã tạm ngưng hoạt động, một số DN lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, DN vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng. Nhân viên được cho nghỉ không hưởng lương đến khi hết dịch Covid-19 sẽ đi làm lại”, báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM cho biết.

Tại Khánh Hòa, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo Sở Du lịch tỉnh này, lượng khách du lịch giảm sâu chưa từng có. Đơn vị này ước tính tổng thu từ du lịch của tỉnh thiệt hại khoảng 5.400 tỷ đồng.

Du lịch Khánh Hòa ảnh hượng nặng nề vì dịch. 

Tại Quảng Ninh, ước tính có trên 230 tàu du lịch Hạ Long “nằm bờ” vì COVID-19. Hiện nay số tàu này vẫn chưa thể hoạt động trở lại do chưa có khách du lịch. Đại diện một doanh nghiệp vận tải du lịch tại Quảng Ninh cho biết, tình trạng này nhiều khả năng kéo dài qua dịp 30/4. Đến giữa tháng 5 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch tăng nhanh, tàu mới có thể hy vọng hoạt động trở lại.

Các chuyên gia cho rằng, sự hồi phục của du lịch Việt Nam phải phụ thuộc vào sự khống chế thành công của Covid-19.

Theo ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin Du lịch (Tổng Cục Du lịch), hiện nay, du lịch Việt Nam lại đang bắt đầu vào một cuộc khủng hoảng mới do Covid-19 với diễn biến phức tạp, khó lường hơn trên phạm vi toàn cầu.

Các dự báo hiện nay đều cho rằng du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau dịch Covid-19 so với khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, dịch SARS 2003 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.

“Thời điểm để có thể phục hồi như năm 2019 ước tính sang năm 2022, thậm chí có thể lâu hơn”, ông Lê Tuấn Anh nói.

Trong lúc chờ dịch bệnh chấm dứt, các doanh nghiệp du lịch vẫn án binh bất động. Đa số các doanh nghiệp cho rằng, hoạt động kinh doanh có thể trở lại bình thường vào đầu quý 3/2020, nhưng cũng có nhiều DN cho rằng, phải đến năm sau mới có thể phục hồi.

Sự hồi phục của du lịch Việt Nam phải phụ thuộc vào sự khống chế thành công của Covid-19.

Trước tình hình trên, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng đã xây dựng một số kịch bản sơ bộ để tiếp tục theo dõi, đánh giá, đề ra các hoạt động ứng phó thích hợp.

Theo đó, với kịch bản 1, dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6, lượng khách quốc tế sẽ ở đáy từ tháng 4 - tháng 6. Trong khoảng thời gian đó, dự báo gần như không có khách quốc tế đến VN. Số lượng khách sẽ hồi phục dần vào cuối năm nhưng còn thấp, chưa thể tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2019. Sau khi dịch được khống chế, hoạt động du lịch công vụ có thể phục hồi trước do nhu cầu trên toàn thế giới khẩn trương khôi phục các hoạt động giao dịch, trao đổi thương mại, sản xuất...

Tổng cục Du lịch nhận định các thị trường gần trong khu vực châu Á có khả năng sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường xa như châu Âu, Bắc Mỹ, Úc... Theo kịch bản này, khách du lịch quốc tế đến năm 2020 có thể giảm khoảng gần 70% so với năm 2019, chỉ còn khoảng 5,5 triệu lượt.

Còn kịch bản thứ 2, trường hợp đại dịch kéo dài đến cuối tháng 9, đặc biệt là ở châu Âu, Bắc Mỹ, Tổng cục Du lịch cho rằng các nước châu Á trong đó có Hàn Quốc và Trung Quốc cơ bản khống chế được dịch trước, tuy nhiên các biện pháp hạn chế đi lại, giao thương vẫn bị hạn chế để ngăn ngừa dịch lây lan. Nếu vậy, thời gian ngưng trệ gần như không có khách du lịch quốc tế sẽ kéo dài hơn trong khoảng từ tháng 4 - tháng 9, chỉ có thể bắt đầu hồi phục rất hạn chế từ cuối năm với các hoạt động đi lại du lịch công vụ, giao thương. Theo kịch bản này, lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2020 sẽ giảm khoảng gần 75%, chỉ còn khoảng 4,6 triệu lượt.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hậu Covid-19, du lịch Việt Nam mất bao lâu để phục hồi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...