Thứ sáu, 26/04/2024 04:38 (GMT+7)

Hệ sinh thái được bảo tồn tại châu Âu đang trong tình trạng tồi tệ

MTĐT -  Thứ ba, 27/10/2020 14:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phần lớn hệ sinh thái được bảo tồn tại châu Âu đang trong tình trạng tồi tệ khi số lượng các loài động vật quan trọng tiếp tục suy giảm bất chấp các nỗ lực bảo tồn.

Theo báo cáo “Tình hình môi trường EU từ 2013 – 2018” của Cơ quan Môi trường châu Âu công bố ngày 19/10, chỉ 1/4 các loài sinh vật ở châu Âu đang được bảo tồn tốt. Chỉ có 47% số loài chim đang phát triển mạnh. Trong khi đó, 80% môi trường sống tự nhiên bị đánh giá là “tồi tệ”.

Tờ The Guardian dẫn lời ông Virginijus Sinkevicius, ủy viên EU về Môi trường, Đại dương và nghề cá, cho biết : “Điều này cho thấy rất rõ ràng rằng loài người đang đánh mất hệ thống hỗ trợ sự sống quan trọng. Chúng ta cần khẩn trương thực hiện các cam kết trong chiến lược đa dạng hóa các loài sinh vật của EU để đảo ngược sự suy giảm này.”

Theo Chỉ thị về môi trường sống của Liên minh châu Âu, hiện đang có 233 kiểu sinh cảnh quan trọng, sống trên gần 1/3 diện tích đất của khối. Tuy nhiên, chỉ 15% trong số này được đánh giá là đang trong tình trạng tốt. Theo cơ quan giám sát môi trường châu Âu, các môi trường sống ven biển, đụn cát và vũng lầy, bùn lầy đang xuống cấp trầm trọng. Trong suốt thập kỷ vừa qua, có rất ít dấu hiệu cải thiện môi trường sống cho các sinh vật tự nhiên, bất chấp các mục tiêu chung của EU.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm giống loài và xuống cấp của môi trường sống được cho là do thâm canh. Chính sách nông nghiệp chung của EU có xu hướng ủng hộ việc thâm canh bất chấp các phong trào yêu cầu người nông dân bảo vệ môi trường.

Ông Micheal O’Briain, phó trưởng đơn vị Bảo vệ thiên nhiên của Uỷ ban châu Âu cho biết: “Những áp lực đối với thiên nhiên đang lớn hơn nhiều những giải pháp của chúng ta đang giải quyết. Nông nghiệp vẫn đang gây áp lực lớn lên tự nhiên.”

Ông Hans Bruynickx, giám đốc điều hành Cơ quan môi trường châu Âu, kêu gọi các nước thành viên cần làm nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đa dạng sinh học của khối. Ông nhấn mạnh: “Đánh giá của chúng tôi cho thấy việc bảo vệ sức khỏe và khả năng phục hồi của thiên nhiên châu Âu đòi hỏi thay đổi cơ bản cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, quản lý và sử dụng rừng, xây dựng thành phố,…”

Nông nghiệp không phải là nguyên nhân duy nhất khiến hệ sinh thái tự nhiên xuống cấp , mà tình trạng thiếu nước, đô thị hóa và ô nhiễm cũng đang tác động mạnh đến các loài động vật hoang dã và thực vật. Lâm nghiệp cũng đang có những tác động tiêu cực do quản lý rừng thiếu hiệu quả.

Bạn đang đọc bài viết Hệ sinh thái được bảo tồn tại châu Âu đang trong tình trạng tồi tệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

PV (T/H)

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.