Thứ sáu, 26/04/2024 02:51 (GMT+7)

Hiểm họa từ rác thải làng nghề

MTĐT -  Thứ năm, 19/04/2018 09:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự phát triển phức tạp của làng nghề tại Hà Nội trong thời gian gần đây đã khiến môi trường nước ở những nơi này bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cuộc sống của người dân Thủ đô hết sức khốn khổ.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở làng nghề của Hà Nội đang ở tình trạng báo động. Hoạt động sản xuất tại các làng nghề phát sinh ô nhiễm cao, thế nhưng tại khu vực này hầu như không có công trình xử lý chất thải phù hợp.

Đối với hoạt động xử lý nước thải, có đến 35,6% hộ gia đình không xử lý, 60% chỉ có hệ thống xử lý thô sơ. Một số công trình nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề đã được triển khai nhưng hiệu quả còn thấp, kém ổn định, các công trình xử lý nước thải tập trung của làng nghề hầu hết chưa được đầu tư, một vài điểm đang đầu tư nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động.

Kết quả khảo sát mới đây của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho thấy, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP có chỉ số ô nhiễm môi trường làng nghề vượt quá 30 lần cho phép. Nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi NH4, phenol…; nước mặt tại các ao, hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc; hay các chỉ tiêu sinh học như ecoli, coliform, kim loại nặng As, Hg khá cao…

Ước tính mỗi ngày, các làng nghề thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, khoảng 150m3 nước thải sinh hoạt. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt… hầu hết các loại chất thải không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường.

Đặc biệt, tại một số làng nghề được liệt vào danh sách đen ô nhiễm như ở xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên), xã Dương Liễu, Cát Quế (huyện Hoài Đức)… dễ nhận thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước, không khí nặng mà không cần quan trắc.

Rác thải làng nghề đang là hiểm họa của sức khỏe người dân.

Thực tế đó đang “đẩy” môi trường làng nghề Tân Triều, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km đến mức báo động. Bụi bặm, nước thải đặc quánh, bốc mùi tại các con mương đang bủa vây làng nghề. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây trong suốt nhiều năm qua không được cải thiện. Các cơ sở chế biến, tái chế phế liệu không có các biện pháp bảo vệ môi trường khiến tình trạng ô nhiễm tại đây ngày thêm nghiêm trọng.

Khắp các đường lớn ngõ nhỏ tại Triều Khúc, đâu đâu cũng thấy những bao tải chất đầy dây truyền, ống thở, bơm tiêm và các loại phế phẩm bằng nhựa khác. Thậm chí, nhiều hộ còn tận dụng khoảng sân, hiên ít ỏi của gia đình để làm nơi tập kết, phân loại rác thải y tế. Từng túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn trong đó là đủ thứ tạp chất, dịch, thực phẩm bẩn, nên khi trời mưa, nước cứ thế rỉ ra và bốc mùi hôi tanh nồng nặc.

Một người dân tại làng Triều Khúc chia sẻ: “Mỗi ngày ở đây nước thải xả ra mấy lần. Nước xả ra màu đen, màu nâu, rồi túi bóng ni long các loại vứt đầy xuống mương, có hôm còn cả xe bồn hút bể phốt. Đêm không ngửi nổi. Có người xả trộm đầu trên kia, nước chảy xuống đây vàng, đặc quánh. Chiều đến,tôi phải bịt mũi vào. Mùi khó chịu lắm. Tôi ở đây kiếm sống nên đành chấp nhận”.

Việc ô nhiễm môi trường tại làng nghề Triều Khúc chỉ là một điển hình trong số rất nhiều các làng nghề tại Hà Nội. Theo ông Lê Tuấn Định (Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, với 1.350 làng nghề, phân bổ theo 8 loại hình sản xuất: Chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và một số loại hình khác.

Theo Pháp luật & xã hội

Bạn đang đọc bài viết Hiểm họa từ rác thải làng nghề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.