Thứ bảy, 20/04/2024 05:12 (GMT+7)

Hiệp hội Nhựa : Triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường

Minh Tâm- Thế Bôn -  Thứ sáu, 29/04/2022 10:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) tiếp tục phối hợp cùng các doanh nghiệp đầu ngành, chung tay cùng Chính phủ xây dựng chương trình truyền thông hướng dẫn người tiêu dùng phân loại rác thải nhựa...

Cùng với chính sách mới về Bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ năm 2022, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) tiếp tục phối hợp cùng các doanh nghiệp đầu ngành, chung tay cùng Chinh phủ xây dựng chương trình truyền thông hướng dẫn người tiêu dùng phân loại rác thải nhựa, nhằm thúc đẩy và hỗ trợ công tác thu gom, xử lý rác thải nhựa, tiến tới nền nền kinh tế tuần hoàn, nói không với rác thải nhựa. Đó là nhiệm vụ quan trọng của VPA về trước mắt cũng như lâu dài thực hiện Luật BVMT.

tm-img-alt
Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức gặp mặt đầu năm 2022

Đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp    

Trong những năm qua, VPA đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng mọi hình thức, bằng mọi phương tiện các quy định của pháp luật về BVMT đến các doanh nghiệp Hội viên. Theo đó, quy định nhà sản xuất, nhập khẩu có 2 trách nhiệm: Trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì- áp dụng đối với sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế và Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải- áp dụng đối với sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.

Theo đó, về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì: Nhà sản xuất, nhập khẩu 6 nhóm sản phẩm, bao bì, gồm: Săm lốp, pin và ắc quy, dầu nhớt, các sản phẩm có bao bì, như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xi măng, chất tẩy rửa và chế phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế, điện và điện tử, phương tiện giao thông... phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc (tủy theo từng loại sản phẩm, bao bì cụ thể). Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tự tổ chức tái chế hoặc có thể đóng góp tài chính vào Qũy BVMT Việt Nam, để hỗ trợ hoạt động tái chế. Nhà sản xuất, nhập khẩu 4 nhóm sản phẩm bao bì (săm lốp, pin, ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025 và nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027. 

Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải: Nhà sản xuất, nhập khẩu 6 nhóm sản phẩm, bao bì có trách nhiệm đóng góp tài chính hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải, bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, pin sử dụng 1 lần, tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng 1 lần, kẹo cao su, thuốc lá, một số sản phẩm hàng hóa chứa thành phần nhựa tổng hợp, như: bóng bay, đồ chơi trẻ em, giầy dép, quần áo, đồ nhựa dùng 1 lần, đồ dùng 1 lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, túi ni lông khó phân hủy kích thước nhỏ...Nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng góp tài chính vào Qũy BVMT Việt nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải từ ngày 1/1/2022. Tiền đóng góp của các nhà sản xuất dùng để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc hoạt động thu gom, xử lý chất thải (không sử dụng vào mục đích khác), khác với thuế hay phí BVMT. Đáng chú ý, tiền hỗ trợ tái chế dự kiến sẽ hỗ trợ theo khối lượng sản phẩm, bao bì được tái chế (tái chế nhiều sẽ được nhận tiền hỗ trợ nhiều). Tiền hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải dự kiến chi hỗ trợ cho các dự án/hoạt động thu gom, xử lý chất thải không vì mục đích lợi nhuận và phục vụ lợi ích cộng đồng, trong đó ưu tiên hỗ trợ giải quyết vấn đề thu gom, xử ý rác thải  tại các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường, theo đó, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu một loại sản phẩm, hàng hóa được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm, hàng hóa đó được thải bỏ. Nhà sản xuất, nhập khẩu được được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, hàng hóa bao gồm, từ các khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. EPR là một công cụ kinh tế tuân theo nguyên tắc thị trường và một cách tiếp cận  chính sách mới nhằm tìm kiềm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải, đồng thời thời EPR thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu về môi trường. EPR có mối quan hệ mật thiết với kinh tế tuần hoàn, là một nhân tố cần thiết, quan trọng để thúc đẩy và duy trì nền kinh tế tuần hoàn . Nếu thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của EPR sẽ giúp chúng ta đảm bảo sự khép kín, tuần hoàn tài nguyên giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất, hướng tới mục tiêu không phát thải (zerowaste). EPR được kỳ vọng sẽ là giải pháp quan trọng giúp giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải nhựa hiện nay.

Hiệp hội đồng hành cùng doanh nghiệp Hội viên

Trong năm 2021, giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành trên cả nước, nặng nhất là TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An- nơi có nhiều doanh nghiệp ngành nhựa tham gia sản xuất kinh doanh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cùng với 15 Hiệp hội ngành hàng mạnh trên cả nước, đã có tiếng nói và tham gia hầu hết vào các nội dung, kiến nghị, góp ý xây dựng, tìm các giải pháp để cùng Chính phủ ban hành những văn bản kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong lúc đại dịch đang căng thẳng, nhất là ở TP.Hồ Chí Minh kéo dài trong nhiều tháng liền. Đó là:

- Hiệp hội đã cập nhật thường xuyên và chuyển tải đến Hội viên những vướng mắc, khó khăn trong lúc xử lý FO, F1 khiến doanh nghiệp không biết xử lý thế nào, cũng như chính sách thích ứng an toàn COVID-19, đã gây nhiều tranh cãi và điều quan trọng nhất là Hiệp hội đã đồng hành cùng các Hiệp hội ngành hàng khác, đã có nhiều văn bản kiến nghị, giải trình, đề nghị lùi thời hạn áp dụng Phí trách nhiệm mở rộng Nhà sản xuất- EPR đến ngày 1/1/2024- Đó là một trong những thành quả quan trọng, mang lại lợi ích cho các ngành hàng khi các loại thuế phí ra đời, đẩy thêm gánh nặng lên nhà sản xuất, người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch chưa kết thúc và cũng có thời gian để doanh nghiệp có sự chuẩn bị  sẵn sàng thực hiện phí EPR.

-VPA còn tổ chức 2 khóa đào tạo trong tháng 3, tháng 4 năm 2021, với các chủ đề về phối trộn nhựa và ép phun;  Hỗ trợ Công ty Hội chợ Chanchao tổ chức Hội chợ VietnamPlas 2021 trực tuyến, diễn ra từ ngày 1-10/12/2021. Do đại dịch kéo dài nên nhiều doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận thông tin về thị trường mới cũng như các loại máy móc, thiết bị mới. Triển lãm trực tuyến lầm này đã giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thêm thông tin trong ngành.

-VPA phối hợp cùng Thượng vụ Áo tại Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến, giới thiệu các công nghệ mới của Áo cho ngành nhựa vào ngày 2/12/2021 với sự tham dự của các chuyên gia Áo và các doanh nghiệp Nhựa Việt Nam. Hiệp hội Nhựa tiếp tục duy trì và cung cấp bản tin ngành Nhựa đến Hội viên hàng tuần, chủ yếu là các  thông tin về thị trường, gía cả nguyên liệu và các thông tin về đầu tư, thành lập mới doanh nghiệp và thông tin về ngành Nhựa đang diễn ra trên thế giới, để doanh nghiệp Hội viên nắm bắt, định hướng, hỗ trợ công việc sản xuất, kinh doanh.

-VPA tham gia cùng các Bộ, ban, ngành trong việc trong việc góp ý, xây dựng các chủ trương, chính sách mới cho Luật BVMTvề Phí trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất- EPR và các chính sách liên quan đến tái chế nhựa- một ngành còn non trẻ và đang gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, với xu thế chung của thế giới, Việt Nam sẽ tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn theo hướng bền vững. Vì vậy, việc củng cố, xây dựng chính sách ổn định dài hạn cho ngành tái chế là môt trong những yêu cầu cấp bách mà Nhà nước và ngành Nhựa cần tập trung đẩy mạnh, để có thể đón đầu cơ hội, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của các nhà mua hàng, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành Nhựa trong thời gian tới.

- Hiệp hội Nhựa Việt Nam tham dự các hội nghị trực tuyến trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương và hỗ trợ các tổ chức trong cũng như ngoài nước các thông tin về ngành thông qua các số liệu, để các bên tổng hợp, phân tích, nhằm có giải pháp hạn chế tối đa rác thải nhựa phát ra môi trường trong thời gian tới.

-VPA thường xuyên liên lạc, trao đổi với các Bộ, ban, ngành liên quan đến các hoạt động của ngành Nhựa cũng như cung cấp và cập nhật các thông tin ngành nhựa kịp thời đến các Bộ, ngành. Hiệp hội còn lập nhóm sinh hoạt Hội viên trên Zalo và được các doanh nghiệp hội viên hưởng ứng nhiệt tình- Đây là kênh thông tin giúp VPA và Hội viên trao đổi nhanh các nội dung cần chia sẻ. VPA sẽ duy trì và phát huy để các Hội viên có thể tiếp cận thông tin nhanh và kịp thời.

Theo Chủ tịch VPA, vai trò Hiệp hội Nhựa Việt Nam ngày càng được khẳng định, cùng các Bộ, ban, ngành tham vấn ý kiến khi có các nội dung liên quan đến ngành, đó cũng là tín hiệu tích cực để đại diện ngành Nhựa tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến ngành ngày một tốt hơn, sát với thực tế hơn, để giúp các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội Nhựa : Triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...