Thứ sáu, 29/03/2024 22:51 (GMT+7)

Hình tượng chuột trong văn hóa Việt mang ý nghĩa gì?

MTĐT -  Thứ hai, 27/01/2020 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm Canh Tý, cùng khám phá những điều cực lý thú về hình tượng con chuột trong kho tàng văn hóa của người Việt Nam.

Trong văn học xưa đến nay, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, chuột vẫn là hình tượng xấu. Bởi xuất phát từ thực tế, loài vật độc hại này mỗi năm gây ra cái chết cho hàng vạn người trên trái đất bằng bệnh dịch hạch. Với khả năng ăn luôn miệng và có thể ăn từ 200-400 gram lúa/ngày, chuột phá hoại mùa màng không kể xiết. Đã thế, nó còn mắn đẻ với 9-10 lứa mỗi năm, mỗi lứa có thể đẻ đến 20 con.

Mặc dù hình ảnh tiêu cực như vậy nhưng trong 12 con giáp, chuột lại chiếm vị trí đầu tiên, trước cả hổ, rồng. Điều này cho thấy con người vẫn dành cho chuột chỗ đứng trang trọng. Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng loài chuột gắn liền với điềm báo mùa màng bội thu, bởi chúng sống cùng với đồng ruộng và sinh sôi nảy nở nhanh.

Hình ảnh loài chuột trong văn hoá dân gian bên cạnh những mặt không tốt, cũng tồn tại những mặt tích cực như thông minh, nhanh trí, đại diện cho sự sung túc và thịnh vượng.

Theo tích xưa, khi Ngọc Hoàng tuyên bố chọn 12 con giáp, thì chuột là con lanh nhất và có mặt sớm nhất. Với bản tính tinh ranh, thông minh, nhanh nhẹn sẵn có của mình, chuột đã vận dụng khả năng và các mưu mẹo, để vượt qua tất cả các con vật còn lại và giành vị trí đầu tiên trong cuộc thi.

Chuột là loài vật quen thuộc với cuộc sống của người dân Á Đông, tồn tại cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Hình ảnh loài chuột trong văn hoá dân gian bên cạnh những mặt không tốt, cũng tồn tại những mặt tích cực như thông minh, nhanh trí, đại diện cho sự sung túc và thịnh vượng.

Trên cánh đồng lúa, loài chuột cùng với bản tính tinh ranh, nhanh nhẹn và kích thước nhỏ bé thường dễ dàng kiếm ăn, lẩn trốn. Chuột luôn tồn tại và gia tăng số lượng nhanh chóng, nếu người nông dân không tích cực kiểm soát. Chính vì vậy, trong quan niệm dân gian, loài chuột còn biểu trưng cho gia đình sung túc, con đàn cháu đống.

Theo quan niệm dân gian, nơi nào có chuột tìm đến thì nơi đó có “của ăn của để” dồi dào. Vì vậy, nhiều người đặt tượng chuột trong nhà để cầu mong sự sung túc, thịnh vượng, tài lộc, tiền của dồi dào, làm ăn khá giả, gặp nhiều may mắn.

Trong những bức tranh dân gian dành để đặc tả sự sung túc, dồi dào, thịnh vượng, đôi khi người ta còn thấy hình ảnh những chú chuột được đưa vào tranh, bên cạnh những vựa thóc, chĩnh vàng, chĩnh bạc… với quan niệm rằng chỉ nơi có nhiều thức ăn, chuột mới tìm đến.

Hay như trên đồng lúa, chỉ khi mùa màng bội thu, loài chuột mới có nhiều cái ăn để sinh sôi nảy nở, nên dù gì, sự tồn tại của loài chuột dù không được đón chào, nhưng trong thực tế lại phản ánh những tín hiệu tích cực xét theo một số khía cạnh.

Những ai đã từng xem bức tranh dân gian của Việt Nam đặc tả đám cưới chuột, hẳn sẽ thấy loài chuột hóm hỉnh thế nào. Bức tranh mô tả một đám cưới xưa, có cờ quạt, kèn trống và các loại lễ vật. 

Có lịch sử khoảng 600 năm tuổi, bức tranh Đám cưới chuột có gam màu chủ đạo đỏ, xanh, vàng của dòng tranh dân gian Đông Hồ, Việt Nam đã vô cùng nổi tiếng. Cũng bởi nó mang nội dung vừa hài hước, vừa châm biếm sâu xa. Có lẽ người Việt đã quen với hình ảnh 12 con chuột và một con mèo, chia làm hai tầng trong bức tranh này.

Có lẽ người Việt đã quen với hình ảnh 12 con chuột và một con mèo, chia làm hai tầng trong bức tranh này.

Tầng trên là cảnh bốn con chuột dâng một con chim cho mèo mặt to, dáng vẻ oai vệ đang đưa tay nhận lễ vật. Chuột đầu đàn dâng lễ khom người, đuôi cụp lại trông đầy sợ sệt; con tiếp theo xách cá mà vẻ sợ sệt không kém gì con đi đầu. Hai con đi cuối thổi kèn ở tư thế phòng bị, khi có biến là “vọt” nhanh.

Bức tranh thật hài hước khi người nghệ nhân dân gian đã thổi hồn và nhân cách hóa loài chuột để chúng cũng biết làm đám cưới, lấy vợ. Nhưng châm biếm là, chú rể chuột kia muốn đón dâu lại phải mang chim, mang cá cống cho mèo. Hình ảnh này đã phản ánh chế độ phong kiến tàn ác, lạc hậu một cách sâu cay.

Mèo được họa đầy béo tốt, mặt nghiêm nghị tỏ vẻ như khó chịu nhưng tay vẫn chìa ra nhận hối lộ. Còn chuột bé nhỏ vừa phải dẫn bầu đoàn kèn trống đi cống nạp, vừa khép nép dò xét tình thế để ứng biến. Mèo đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội xưa. Còn những chú chuột là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác.

Mặc dù bức tranh không có chú thích nhưng ai nhìn cũng dễ nhận ra nét ẩn dụ tinh tế của người nghệ nhân dân gian. Cục diện bức tranh đã vẽ lên hiện thực của đời sống, rằng kẻ yếu thì luôn phải chịu bất công và thiệt thòi.

Loài chuột vốn ranh ma, tinh quái, đa nghi, luôn cảnh giác với kẻ thù không đội trời chung là loài mèo, lại hóm hỉnh châm biếm mèo tham của hối lộ. Đám cưới chuột chính là sự châm biếm đả kích sâu cay chế độ phong kiến bất công, cổ hủ, thối nát, luôn chèn ép những người nông dân hiền lành một nắng hai sương.

Nhìn chung, trong quan niệm dân gian, chuột biểu trưng cho sự sung túc và thịnh vượng bởi chúng là loài tìm kiếm thức ăn nhanh, sinh sản tốt. Nơi nào có chuột tìm đến là nơi đó đang có “của ăn của để” dồi dào. Chuột là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, nhạy bén nên hình tượng chuột còn biểu trưng cho khả năng cải thiện cuộc sống theo hướng tích cực.

Trang Triệu (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Hình tượng chuột trong văn hóa Việt mang ý nghĩa gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới