Thứ sáu, 19/04/2024 08:55 (GMT+7)

Hòa Bình: Phát huy tốt giá trị tại các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

MTĐT -  Thứ sáu, 31/03/2017 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Tỉnh Hòa Bình có hệ thống di sản văn hoá khá phong phú về loại hình, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, được coi là cái nôi của "Nền Văn hoá Hoà Bình".

Di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư tôn tạo khang trang thu hút nhiều khách du lịch đến nghiên cứu, thăm quan

Toàn tỉnh hiện có 295 địa chỉ di tích, trong đó đã phân loại được 125 di tích các loại đủ tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng; 41 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó: 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia gồm: 18 di tích danh lam thắng cảnh; 12 di tích khảo cổ học; 09 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến; 02 di tích lịch sử - văn hoá; di tích cấp tỉnh gồm: 24 di tích Lịch sử - văn hoá; 05 di tích lịch sử cách mạng; 01 di tích danh lam thắng cảnh. rong những năm qua với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối kết hợp của các ngành, các địa phương công tác quản lý nhà nước về di tích đã được quan tâm, có sự đầu tư hỗ trợ ngân sách về công tác tu bổ, tôn tạo.

Một số lễ hội tại di tích đã được bảo tồn và phát huy, điển hình như các lễ hội lớn: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; Lễ hội Chùa Tiên - Lạc Thủy; Lễ hội Đền Bờ - Cao Phong, Đà Bắc; Lễ hội Rước Bụt và Lễ hội Đình Cổi - Lạc Sơn... các lễ hội đến nay vẫn còn được bảo tồn, phát triển và phát huy tốt giá trị, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đến nay có 19 di tích được xếp hạng gắn công tác quản lý, bảo vệ phát huy giá trị với hoạt động tổ chức lễ hội.

Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc ký cam kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và Ban tổ chức lễ hội tại các địa điểm lễ hội lớn về việc thực hiện nếp sống văn hóa lễ hội và thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế Lễ hội tránh các biểu hiện tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra được các cơ quan chuyên môn duy trì thường xuyên góp phần đưa công tác quản lý tổ chức lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh dần đi vào nề nếp. Các địa phương đã phát huy tốt các giá trị các di tích, thu hút được đông khách đến tham quan như: Cụm di tích Đền Thác Bờ thuộc các xã Vầy Nưa - huyện Đà Bắc, Thung Nai - huyện Cao Phong và Ngòi Hoa - huyện Tân Lạc; Chùa Hang - huyện Yên Thủy; Quần thể Đền Niệm - huyện Lạc Thủy; Quần thể Núi Đầu Rồng - huyện Cao Phong. Đặc biệt là Danh lam thắng cảnh Quần thể hang động Khu vực Chùa Tiên- huyện Lạc Thủy.

Công tác chấp hành các quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu di tích. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, bảo đảm công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các di tích và các điểm lễ hội được thực hiện thường xuyên. UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo thành lập Ban quản lý di tích, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, đồng thời đề cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý di tích. Việc vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và nhân dân địa phương đóng góp công sức và nguồn vốn cùng với kinh phí của nhà nước để tu bổ tôn tạo, phục hồi các di tích được quan tâm.

Đến nay đã có 07 di tích trong địa bàn tỉnh được phục hồi bằng nguồn kinh phí xã hội hóa như: Chùa Khánh, Chùa Què Ang, Đền Thượng Bồng Lai huyện Cao Phong; Đình Xàm huyện Yên Thủy; Đình Niếng huyện Lạc Thủy; Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường TNLĐXHCN tỉnh Hòa Bình và Đình Ngòi, thành phố Hòa Bình.

Tỉnh Hoà Bình đã quy hoạch tổng thể đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2020, du lịch tỉnh Hòa Bình tiếp tục giữ vững là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 có được hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình, thân thiện với môi trường; đưa Hòa Bình trở thành điểm hấp dẫn của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và cả nước. Đặt mục tiêu đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch khoảng 3.327.000 lượt người, đến năm 2025 đạt 4.886.000 lượt người và đến năm 2030 đạt 7.292.000 lượt người. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2020 đạt 2.488 tỷ đồng, đạt 5.364 tỷ đồng năm 2025 và 10.927 tỷ đồng vào năm 2030. Đến năm 2030 ngành du lịch tạo việc làm cho gần 47.000 lao động. Tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2030 khoảng 23.173 tỷ đồng. Năm 2016 tổng lượt khách du lịch đến địa bàn tỉnh khoảng trên 2 triệu; doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 1000 tỷ đồng.

Có thể nói việc bảo tồn, quản lý tốt các di tích trên địa bàn tỉnh đã bước đầu phát huy được giá trị của các di tích, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và nước đến nghiên cứu, thăm quan; quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống và hình ảnh tỉnh Hoà Bình tới các địa phương trong cả nước và góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư; đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

                                    Đoàn Cần - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình/

                                    Theo Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Phát huy tốt giá trị tại các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.