Thứ bảy, 20/04/2024 20:48 (GMT+7)

Hòa Bình: Vì sao doanh nghiệp ngang nhiên xây dựng trái phép?

Tây Bắc -  Thứ năm, 18/07/2019 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù chưa đủ thủ tục pháp lý để triển khai dự án, nhưng ông Nguyễn Đức Vinh đã ngang nhiên san lấp mặt bằng, dựng nhà xưởng khiến dư luận hoài nghi có hay không sự 'tiếp tay' của chính quyền?

Mặc dù mới được UBND huyện Lương Sơn đồng ý chủ trương đầu tư để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh nông, lâm sản; chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý để triển khai dự án nhưng ông Nguyễn Đức Vinh vẫn ngang nhiên san lấp mặt bằng, dựng nhà xưởng khiến dư luận hoài nghi về năng lực quản lý của chính quyền?.
Phương án sản xuất kinh doanh nông, lâm sản của ông Nguyễn Đức Vinh được UBND huyện Lương Sơn chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo Quyết định số 131/UBND-TCKH ngày 30/1/2019, tại xóm Bằng Gà, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn với diện tích thực hiện phương án là 26.365,7m2.
Theo ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại ông Nguyễn Đức Vinh vẫn chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai dự án. Nhưng ông Vinh đã ngang nhiên cho san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng lợp tôn. Tuy nhiên, những việc làm của phía ông Vinh này lại không hề bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Dư luận đặt câu hỏi: Có hay không việc cơ quan chức năng cố tình làm ngơ “giúp sức” cho ông Vinh ngang nhiên coi thường luật pháp? hay đó là sự thiếu năng lực của các cấp chính quyền huyện Lương Sơn khi để công trình thi công mà chưa có đầy đủ các thủ tục pháp lý?

Hành vi ngang nhiên san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý của ông Vinh khiến dư luận bức xúc.

Để có câu trả lời khách quan từ phía cơ quan chức năng về sự việc trên, PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lương Sơn, thì được biết, cho đến nay, Phòng chưa hề nhận được báo cáo hay văn bản nào từ chính quyền địa phương về vấn đề này.
Được biết, Luật Xây dựng năm 2014 quy định rõ: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”. Theo điểm c, khoản 5, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình không phép mà theo quy định phải có giấy phép: “Phạt tiền từ 30 triệu đồng tới 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng”.
Rõ ràng, việc một phương án chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý, chủ đầu tư đã ngang nhiên tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà xưởng là trái với quy định của pháp luật, đồng thời sẽ rất dễ tạo ra tiền lệ xấu cho các cá nhân và doanh nghiệp khác hoạt động tại địa phương.
Chúng ta đều biết, tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp là động thái đáng khích lệ nhằm mục đích thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương nhưng không thể trái với quy định của pháp luật và cũng không thể “tạo điều kiện” như việc làm của UBND huyện Lương Sơn "ưu ái" với cá nhân ông Vinh trong trường hợp này.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Vì sao doanh nghiệp ngang nhiên xây dựng trái phép?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất