Thứ sáu, 26/04/2024 06:53 (GMT+7)

Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc

MTĐT -  Thứ hai, 31/05/2021 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 28/5/2021, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Liên bang Úc (“FIRB”) đã chấp thuận phê duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần Dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của Công ty con tại Úc thuộc Tập đoàn Hòa Phát.

Sau một thời gian tìm kiếm và chuẩn bị, Tập đoàn Hòa Phát đã đặt bước chân chắc chắn đầu tiên vào thị trường có nguồn cung quặng sắt lớn nhất thế giới là nước Úc.

Sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát là chủ sở hữu Dự án quặng sắt Roper Valley với trữ lượng dự đoán 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm.

Mỏ quặng sắt Roper Valley.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Úc, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của Tập đoàn (tương đương 10 triệu tấn/năm).

Bên canh đó, nguyên liệu cấu thành đến 30% giá thép là than luyện cốc hiện được Hòa Phát nhập khẩu từ nước Úc – thị trường cung cấp than luyện cốc lớn nhất thế giới. Tập đoàn đang nghiên cứu để trong tương lai có thể sẽ mua một vài mỏ than luyện cốc của Úc nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này.

Bạn đang đọc bài viết Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.