Thứ sáu, 19/04/2024 16:06 (GMT+7)

Hội chứng “COVID-19 kéo dài” ở trẻ em

MTĐT -  Thứ sáu, 04/06/2021 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ em là nhóm ít nhạy cảm hơn với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2, tuy nhiên, một số trẻ đã phát triển bệnh nặng và phát triển một loạt biến chứng, di chứng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em là nhóm đối tượng ít nhạy cảm hơn với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2 cả về số lượng ca nhiễm và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trẻ nhập viện đã phát triển bệnh nặng cũng như phát triển một loạt các biến chứng hoặc di chứng lâu dài.
Trẻ em cũng có triệu chứng COVID-19 kéo dài
Trong số trẻ em nhập viện với COVID-19, một trong ba bệnh nhân sẽ phải chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhiều trẻ trong số này sẽ cần hỗ trợ hô hấp và một số sẽ có dấu hiệu suy ở một hoặc nhiều cơ quan. Một biến chứng đặc biệt của COVID-19 ở trẻ là hội chứng viêm đa hệ (MIS-C), thường thấy vài tuần ở trẻ sau giai đoạn cấp tính.

1/4 trẻ xuất hiện các triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Hội chứng viêm này bao gồm nhiều triệu chứng như sốt, đau bụng kèm theo nôn và/hoặc tiêu chảy, phát ban, các vấn đề về tim mạch và thần kinh. Nếu được chẩn đoán sớm, hội chứng này có thể dễ dàng điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch như steroids, nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Nghiên cứu bao gồm 520 trẻ em, với độ tuổi trung bình là 10 tuổi. Trẻ em trai và trẻ em gái đều có tỷ lệ ngang nhau. Quá trình theo dõi tiếp tục kéo dài trung bình gần 9 tháng. Trong số những đứa trẻ này, hơn một nửa không có bệnh cơ bản. Những trẻ còn lại (45%) thì có đến 13% trẻ bị dị ứng thức ăn; 10% bị viêm mũi dị ứng; 10% bị hen suyễn, còn lại là có vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh chàm và các vấn đề về thần kinh. Trong khi 37% bị viêm phổi khi nhập viện, dưới 3% có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng cần trợ thở hoặc nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU).

Nghiên cứu cho thấy gần một trong bốn trẻ em vẫn còn triệu chứng thậm chí vài tháng sau khi nhập viện. Mệt mỏi có ở 16% trẻ em khi xuất viện, nhưng giảm dần theo thời gian. Tương tự, mất vị giác được báo cáo ở 9%, rối loạn chức năng ở 6%, và khó thở ở 4% số trẻ. Các triệu chứng này giảm tần suất theo thời gian, lần lượt là 5%, 4% và 1%. Mất ngủ kéo dài ở mức tương tự (7,5%), cũng như đau đầu (4,5%) và rụng tóc (4%), trong 6-7 tháng.

Triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo vào cuối thời gian theo dõi là mệt mỏi, sau đó là rối loạn giấc ngủ, thiếu máu và đau đầu. Mệt mỏi xuất hiện ở một phần mười của nhóm thuần tập, trong khi những trẻ khác được báo cáo ở 3-5%. Các triệu chứng liên quan đến thần kinh, tim mạch, hô hấp và những triệu chứng liên quan đến cơ và khung xương, từng được báo cáo ở 2-3% trẻ em. Khoảng 1/10 có hơn một triệu chứng vẫn tồn tại vào cuối thời gian theo dõi.

Mệt mỏi là triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến ở trẻ sau khi xuất viện.

Các triệu chứng phổ biến nhất xảy ra cùng nhau bao gồm mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ, trong 2%. Gần như cùng một con số có biểu hiện mệt mỏi với các thiếu hụt về giác quan. Khoảng 3% có các triệu chứng dai dẳng của hơn hai loại khác nhau.

Những thay đổi về cảm xúc và hành vi được báo cáo do căn bệnh này là giảm ăn, ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn, tăng hoạt động và suy giảm cảm xúc ở khoảng 5% trẻ em bị ảnh hưởng. Mệt mỏi, mất ngủ và các vấn đề về cảm giác là những triệu chứng dai dẳng được báo cáo nhiều nhất. 

Cần theo dõi sức khỏe của trẻ lâu dài sau khi xuất viện 

 Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu thuần tập lớn nhất về những trẻ em đã phải nhập viện do COVID-19 cấp tính, cho thấy rằng trẻ em có các triệu chứng dai dẳng có sức khỏe yếu hơn so với trước khi chúng bị nhiễm trùng. Một phần mười trẻ em có từ hai triệu chứng dai dẳng trở lên, với những trẻ lớn hơn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Mặc dù tỷ lệ phổ biến giảm dần của hầu hết các triệu chứng được báo cáo khi nhập viện, nhưng một số ít không cho thấy tình trạng sức khỏe trở lại bình thường hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất lý do đau đầu và mất ngủ có thể là do tâm lý. 

Thời gian của các triệu chứng COVID-19 kéo dài nên được xem xét trong tất cả các nghiên cứu, để đánh giá tầm quan trọng của chúng và nhu cầu can thiệp tại thời điểm theo dõi. Việc xác định các yếu tố nguy cơ cụ thể cần được nghiên cứu sâu hơn để phát triển các hướng dẫn can thiệp, để tối ưu hóa kết quả điều trị. Hơn nữa, với kết quả này càng nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi sức khỏe lâu dài ở những trẻ này sau khi xuất viện./.

Theo Nguyễn Minh Anh/SKĐS

Bạn đang đọc bài viết Hội chứng “COVID-19 kéo dài” ở trẻ em. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.