Thứ sáu, 26/04/2024 02:15 (GMT+7)

Hội nghị thẩm định các Hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị

Khánh Dung -  Thứ năm, 08/09/2022 09:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 7/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị thẩm định các Hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị tích hợp vào Quy hoạch tổng thể Quốc gia. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh dự và chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo tóm tắt nội dung Hợp phần “Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, hiện nay, hệ thống đô thị Việt Nam được phân thành 6 loại, bao gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V. Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 826 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM) và 22 đô thị loại I.

Tuy nhiên, phân bố dân cư và dân cư đô thị không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên.

Trong khi đó, cũng theo số liệu của tổng điều tra tháng 7/2020, khu vực nông thôn có khoảng 8.297 xã với dân số khoảng 61,6 triệu người, chiếm hơn 60% dân số cả nước.

Hệ thống đô thị tăng nhanh về số lượng, hình thành hai vùng đô thị lớn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng cùng với các chuỗi, chùm đô thị phân bố rộng khắp các vùng, miền.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền và tỷ lệ đô thị hóa không đạt mục tiêu đề ra, còn thấp so với mức trung bình tại các nước trong khu vực và thế giới.

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cũng dự báo, dân số nước ta đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 105 triệu người, bao gồm 50 triệu dân số đô thị. Trong giai đoạn 2020 – 2030, cả nước sẽ có thêm 19 đô thị loại I.

Tích hợp quy hoạch xây dựng, đô thị vào Quy hoạch tổng thể Quốc gia phải đảm bảo tính thống nhất
Các cực và hành lang đô thị hóa quốc gia trong phương hướng phát triển hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho biết, Hợp phần quy hoạch tích hợp cũng nêu rõ mục tiêu thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh, hiệu quả, có chất lượng và bền vững.

Còn theo báo cáo tóm tắt Hợp phần quy hoạch “Thực trạng và phương hướng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Viện Vật liệu Xây dựng, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phong phú với trên 1.500 mỏ và điểm mỏ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian lâu dài…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định khẳng định, việc tích hợp 2 hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị vào Quy hoạch tổng thể Quốc gia là rất quan trọng. Do đó, các quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất và đặt chất lượng lên hàng đầu.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng lưu ý đơn vị tư vấn rà soát kỹ các căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý như Nghị định, Nghị quyết và các Nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đề nghị đơn vị tư vấn phải bổ sung đánh giá thực trạng quy hoạch đã có nhằm nhận diện các hạn chế và đề xuất các nhiệm vụ trong thời gian tới./.

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị thẩm định các Hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.