Thứ năm, 25/04/2024 15:51 (GMT+7)

Hội thảo thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Đan Mạch vì mục tiêu phát triển bền vững

MTĐT -  Thứ sáu, 23/09/2022 11:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội thảo hướng tới xác lập vị trí cao hơn cho hơn Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Đan Mạch liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày 22/9, tại Copenhagen đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Nâng cao chuỗi giá trị và cải cách giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật và dạy nghề vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.”

Đây là hội thảo do Trường Kinh doanh Copenhagen tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia, học giả của Đan Mạch và Việt Nam cũng như quốc tế nhằm thảo luận các biện pháp giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới xác lập vị trí cao hơn cho hơn Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Đan Mạch liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Đại sứ Lương Thanh Nghị thông tin tại Hội nghị, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có khát vọng vươn lên nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu nên đặt quyết tâm và cam kết rất cao đối với phát triển bền vững trên cơ sở xác định 4 trụ cột:

Xác định lấy tăng trưởng bền vững làm mục tiêu xuyên suốt, xây dựng chính sách có tầm nhìn dài hạn, không đánh đổi phát triển bằng mọi giá.

tm-img-alt
Xác định lấy tăng trưởng bền vững làm mục tiêu xuyên suốt. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Xác định con người là trung tâm của mọi quyết sách, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia nhằm phục vụ cao nhất lợi ích của nhân dân theo tinh thần “không bỏ ai lại phía sau.”

Chuyển trọng tâm từ ưu tiên “số lượng” sang “chất lượng,” tập trung thu hút và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài có tiêu chuẩn, chất lượng cao, công nghệ tiên tiến.

Kêu gọi các quốc gia có cách tiếp cận công bằng trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó, Đại sứ cũng giới thiệu về các thành tựu kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua, cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam-Đan Mạch, đặc biệt hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trên cơ sở đó nhận diện cơ hội và thách thức đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển bền vững của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác vì lợi ích hai nước.

Tuy vậy, hiện nay khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam và chỉ khoảng 30% vốn đầu tư đến từ các doanh nghiệp trong nước.

Điều này cho thấy sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện còn tương đối yếu, giá trị gia tăng đóng góp cho xuất khẩu còn chưa cao, vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu còn khá thấp.

Theo Giáo sư Ari Kokko đến từ Trường Kinh doanh Copenhagen, cho rằng mặc dù Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động và nhiều tiềm năng nhất thế giới hiện nay, phần lớn đóng góp cho giá trị xuất khẩu và thặng dư thương mại của Việt Nam đến từ khu vực FDI, trong khi giá trị gia tăng của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, vai trò của khu vực công nghiệp phụ trợ còn yếu.

Để có thể tận dụng tốt cơ hội và hoá giải thách thức, cần có cách tiếp cận toàn diện và bao trùm, xác định nội lực, tự lực, tự cường là nhân tố có tính quyết định, ngoại lực là nhân tố quan trọng, cần thiết, tạo sức mạnh tổng hợp giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về tăng trưởng bền vững.

Hoàng Mai (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Đan Mạch vì mục tiêu phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.