Hôm nay cả thế giới hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái
Bắt đầu từ năm 2012, Tổ chức Liên Hợp Quốc chọn ngày 11/10 hàng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái.
Hôm nay (11/10), cả thế giới hưởng ứng ngày Quốc tế của bé gái hay ngày Quốc tế trẻ em gái (International Day of the Girl). Chủ đề năm nay là "Để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội".
Ngày kỷ niệm này được vận động bởi tổ chức phi chính phủ Plan International với sự trợ giúp của Chính phủ Canada, EU và các tổ chức khác. Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất trên toàn cầu.
Mục đích của ngày 11/10 tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng, y tế, bảo vệ khỏi sự kỳ thị, bạo lực và không còn nạn tảo hôn.
Được biết, hơn 62 triệu bé gái trên thế giới không được tiếp cận với giáo dục. Các em lứa tuổi 5-14 phải dành 160 triệu giờ làm việc nhà hơn so với các bé trai. Và cứ 4 cô gái lại có 1 người kết hôn trước tuổi 18...
-- |
-- |
Facebook tôn vinh ngày Quốc tế trẻ em gái. |
Mỗi năm tổ chức Liên Hợp Quốc sẽ chọn 1 chủ đề riêng. Năm 2012 là “Chấm dứt nạn tảo hôn"; năm 2013 là “Đổi mới giáo dục”; năm 2014 là "trao quyền cho các bé gái"; năm 2015 là “Sức mạnh của cô gái vị thành niên”; năm 2016 là “Girl Takeover – Bình đẳng để trẻ em gái được học tập, dẫn dắt, quyết định và phát triển”.
Đến năm 2013, trên toàn thế giới có khoảng 2.043 sự kiện dành cho ngày đặc biệt này.
Trong năm đầu tiên hưởng ứng ngày kỷ niệm, năm 2012, Việt Nam phát động chiến dịch 5 năm “Vì em là con gái” với mục tiêu là hỗ trợ cho 4 triệu trẻ em gái về giáo dục, các kĩ năng cơ bản và giúp các em thay đổi cuộc sống của mình.
Ở nước ta, dù kết hôn tuổi vị thành niên là trái với luật pháp nhưng tình trạng kết hôn sớm vẫn diễn ra với các em gái dân tộc thiểu số. Ngoài ra, bạo lực liên quan đến giới cũng phổ biến.
Theo thống kê của ILO, hiện có khoảng 88 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới là các bé gái. Các em phải làm việc trong môi trường kém an toàn nhất, nhận mức lương rẻ mạt và phải chịu sự bất bình đẳng về giới cả ở trường học, gia đình và nơi làm việc. |