Thứ sáu, 26/04/2024 01:49 (GMT+7)

Hơn 60.000 tấn chất thải rắn đổ ra môi trường mỗi ngày

MTĐT -  Thứ sáu, 18/10/2019 10:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo kết quả điều tra của Bộ TN&MT năm 2019, tính cả khu vực thành thị và nông thôn, mỗi ngày cả nước ước có khoảng hơn 60.000 tấn chất thải rắn thải ra môi trường.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề môi trường bức xúc.

Theo Tổng cục Môi trường, cách phân loại chất thải rắn phải theo nguồn gốc phát sinh, thành phần hóa học, tính chất độc hại và khả năng công nghệ xử lý và tái chế...

Chẳng hạn như chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con người mà chất thải rắn sinh ra được phân loại thành chất thải rắn đô thị - chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan... Chất thải rắn nông nghiệp là rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Cả nước mỗi ngày có hơn 60. 000 tấn chất thải rắn.

Các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng, chính tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như sự phát triển của nông thôn đã khiến cho Việt Nam đối mặt với bài toán xử lý lượng rác thải rắn ngày càng gia tăng.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, nếu như năm 2018, cả nước có 819 đô thị thì đến ngày 9/9/2019, cả nước có gần 840 đô thị các loại.

Cụ thể, có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố TP Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V.

Tỉ lệ đô thị hóa của nước ta hiện nay đạt 38,5%.

Trong khi đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay và thời gian tới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tốc độ phát triển đô thị là nguyên nhân khiến lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực này gấp hơn 1,5 lần so với khu vực nông thôn. Bởi nếu rác thải rắn ở đô thị hiện ước khoảng hơn 37.000 tấn/ngày thì ở nông thôn trong cả nước chỉ hơn 24.000 tấn/ngày.

Như vậy, mỗi ngày cà nước có hơn 60.000 tấn chất thải rắn.

Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố, đô thị bước đầu đã có kết quả tốt tỷ lệ thu gom đạt 85%; tuy nhiên tại nông thôn chưa được coi trọng, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40%-55%.

Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất khó khăn, nhiều bãi rác tự phát hình thành chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là chôn lấp (71% lượng chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp), chưa được phân loại tại nguồn; các biện pháp giảm thiểu phát sinh chưa được áp dụng mạnh mẽ; tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn thấp và chưa có chuyển biến tích cực; việc tái chế còn lạc hậu, gây ô nhiễm; phương thức xử lý chính vẫn đang là chôn lấp.

Trước thực trạng quản lý và xử lý rác thải rắn nêu trên, các nhà khoa học Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đề xuất trước hết cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với chất thải rắn; nhanh chóng sửa đổi các quy định pháp luật để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thống nhất quản lý về chất thải rắn.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hơn 60.000 tấn chất thải rắn đổ ra môi trường mỗi ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.