Thứ năm, 25/04/2024 20:21 (GMT+7)

Huế: Dân kêu cứu vì cơ sở tái chế giấy phế liệu gây ô nhiễm?

Nguyễn Hiền -  Thứ sáu, 09/03/2018 11:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù cơ quan chức năng đã can thiệp, nhưng cơ sở tái chế giấy phế liệu vẫn vận hành với công suất tối đa mỗi ngày khiến người dân rất bức xúc và lo sợ vì môi trường đang bị đe dọa.

Mới đây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh của người dân ở thôn Cư Chánh 2 (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về việc cơ sở tái chế giấy phế liệu nằm trên địa bàn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường và khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. xáo trộn.

Theo tìm hiểu của PV, cơ sở này thường xuyên hoạt động với công suất tối đa gây ra ồn ào, mùi hôi phát ra từ các ống khói làm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng…

Ngày 8/3, PV đã có mặt tại địa điểm trên, theo quan sát, cơ sở tái chế giấy phế liệu nằm trên một vùng đất cao, nhìn từ ngoài vào rất dễ nhận thấy cơ sở đã cũ kĩ, không gắn bảng hiệu. Bao bọc xung quanh có rất nhiều hộ dân sinh sống.

Tiếp tục đi một vòng xung quanh cơ sở, PV phát hiện có một hệ thống xả thải “lộ thiên” gồm nhiều ống nhựa, kéo dài từ trong cơ sở ra gần thượng nguồn sông Hương. Những nguồn nước thải ra người dân nghi không qua xử lý.

Cột khóa đen ngòm bốc lên từ cơ sở tái chế giấy phế liệu.

Nằm ngay giữa cơ sở tái chế có hai ống khói cao ngút, thời điểm PV có mặt thì cả hai ống này tỏa khói đen dày đặt và dễ cảm nhận rõ mùi hôi nồng nặc từ khói. Người dân địa phương cho hay cơ sở này tồn tại đã hơn 20 năm và khoảng một hai năm gần đây gây ô nhiễm nặng.

Theo tìm hiểu, chủ cơ sở này là ông Hồ Công Chấn trú tại TP.Huế và ông chủ này lâu mới lên một lần. Người dân đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Người dân bức xúc vì môi trường sống đang bị đe dọa bởi ô nhiễm.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thìn- Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng cho biết: Những năm gần đây người dân có phản ánh rất nhiều lần về việc cơ sở sản xuất giấy ở thôn Cư Chánh 2 xả nước thải ra môi trường, ô nhiễm, khói bụi...

Xã đã thường xuyên về kiểm tra và cũng đã mời các đơn vị liên quan ở cấp trên để về theo dõi, kiểm tra nhưng không phát hiện ô nhiễm nên không có căn cứ xử phạt.

Sau đó, PV đã liên hệ làm việc với ông Hồ Công Chấn, qua điện thoại ông Chấn cho biết, hiện ông đang vào Sài Gòn công tác nên không có ở cơ sở.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng có liên quan sớm cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết tình trạng trên, mang lại môi trường sống trong lành hơn cho người dân.

Bạn đang đọc bài viết Huế: Dân kêu cứu vì cơ sở tái chế giấy phế liệu gây ô nhiễm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng