Thứ năm, 28/03/2024 21:13 (GMT+7)

Huyện Gia Bình (Bắc Ninh): Giảm thiểu ô nhiễm sau 2 năm phân loại rác tại nguồn

MTĐT -  Thứ bảy, 05/11/2022 15:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện Kế hoạch triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, hiện huyện Gia Bình đã có hơn 19.246 hộ, cá nhân thực hiện việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ.

9845-1666685007-screenshot-13.jpg
Phân loại rác tại nguồn giảm ô nhiễm, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường ( ảnh minh họa)

Xuất phát từ thực tiễn khó khăn trong hoạt động tại Khu xử lý rác thải tập trung của huyện, xác định muốn thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm ngân sách và nâng cao ý thức người dân thì phải có kế hoạch phân loại rác tại nguồn và tuyên truyền thực hiện. Với tinh thần “cấp ủy cho chủ trương, chính quyền cho cơ chế”, để Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, ngay sau đó HĐND, UBND huyện Gia Bình, các tổ chức chính trị xã hội huyện và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương kịp thời triển khai thực hiện, đưa hiệu quả việc làm bảo vệ môi trường trở thành chỉ tiêu đánh giá xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

UBND huyện Gia Bình chỉ đạo đẩy mạnh về công tác tuyên truyền, tập huấn, phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới” với chủ đề: Nâng cao hiệu quả mô hình phụ nữ phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO. Cùng với đó huyện chỉ đạo Phòng TN và MT, Hội LHPN phối hợp tổ chức trên 82 lớp tập huấn hướng dẫn việc phân loại và xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng vi sinh bản địa IMO, cách làm và nhân giống vi sinh để xử lý rác thải hữu cơ, xử lý chất thải và mùi hôi, thối trong chăn nuôi, cống rãnh với khoảng trên 18.100 đại biểu tham dự; cấp phát trên 18.100 bộ tài liệu hướng dẫn, đồng thời, Trung tâm Văn hóa thể thao và thông tin huyện tuyên truyền, phát trên 450 tin bài về việc triển khai phân loại xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

Việc triển khai thực hiện mô hình phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình; xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, trung chuyển trên địa bàn bước đầu đã mang lại hiệu quả như: Giảm lượng rác thải phải thu gom hàng ngày tại hộ gia đình; giảm thể tích rác sau xử lý, giảm mùi hôi thối, giảm ruồi, muỗi tại các điểm tập kết, trung chuyển; bước đầu giúp người dân nhận biết và phân loại xử lý rác thải tại hộ.

Ngoài ra, phân loại xử lý rác thải hữu cư tại các mô hình làm điểm: Theo kết quả báo cáo các xã, thị trấn đã lựa chọn 20 (thôn, xóm, khu dân cư) thực hiện mô hình điểm với khoảng 4.080 hộ đăng ký; số hộ đang thực hiện 3.818 hộ (đạt 93,6 % số4 hộ đăng ký; theo mục tiêu Nghị quyết số 01 là 100 % hộ thực hiện), trong đó các xã đạt mục tiêu gồm: Quỳnh Phú, Đại Lai, Xuân Lai; các xã chưa đạt mục tiêu gồm: Bình Dương, Nhân Thắng, Song Giang, Đông Cứu, Thái Bảo, Lãng Ngâm, Vạn Ninh, Cao Đức, Đại Bái và thị trấn Gia Bình; đặc biệt xã Giang Sơn là đơn vị duy nhất vượt mục tiêu Nghị quyết. Việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại các xã, thị trấn: Theo kết quả tổng hợp hiện trên địa bàn huyện có khoảng 19.316 hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ (đạt 60,2 % tổng số hộ; theo mục tiêu Nghị quyết số 01 là từ 50- 70 % hộ thực hiện); trong đó có 13/14 đơn vị xã đạt mục tiêu, thị trấn Gia Bình là đơn vị duy nhất chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết (17,7%); xã Giang Sơn là đơn vị đạt tỷ lệ thực hiện cao nhất (83,0%).

Đặc biệt, UBND huyện quan tâm, chú trọng đến việc xử lý rác thải tại các điểm tập kết, trung chuyển. Các xã tiếp tục thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, trung chuyển, bãi chôn lấp của các thôn bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO, với số điểm được xử lý là 58 điểm; thể tích rác được xử lý ước khoảng 10.551 m3 với phương pháp là đảo rác, đánh đống và phun, rắc vi sinh bản địa IMO để xử lý. Lượng rác thải sinh hoạt sau xử lý cơ bản đã giảm về thể tích so với thể tích ban đầu chưa xử lý, đặc biệt giảm hẳn mùi hôi thối, ruồi muỗi tại các điểm tập kết, trung chuyển, bãi chôn lấp được xử lý.

Thành quả thu được từ phong trào phân loại, xử lý rác thải tại nguồn đã vượt xa dự kiến. Song cái được lớn nhất từ một chủ trương hợp lòng dân đó là niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành, quản lý của chính quyền các cấp là tiền đề để tương lai không xa, toàn bộ các thôn, khu phố của huyện sẽ triển khai hiệu quả mô hình, xây dựng làng quê xanh, sạch, đẹp, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Gia Bình (Bắc Ninh): Giảm thiểu ô nhiễm sau 2 năm phân loại rác tại nguồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Bảo Hà/Báo TNMT

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.