Thứ tư, 17/04/2024 01:11 (GMT+7)

Indonesia cam kết cắt giảm 1,02 tỷ tấn CO2 vào năm 2030

MTĐT -  Thứ hai, 07/06/2021 10:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thứ trưởng Alue Dohong cho biết trong tài liệu Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Indonesia cam kết giảm 29% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường của quốc gia này.

Indonesia cam kết cắt giảm hơn 1 tỷ tấn CO2 vào năm 2030. (Nguồn: theguardian.com)

Ngày 6/6, Thứ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Alue Dohong cho biết chính phủ nước này cam kết giảm 41% phát thải khí nhà kính, tương đương với hơn 1,02 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2030 với sự hỗ trợ của quốc tế.

Trong một tuyên bố với báo chí của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, Thứ trưởng Alue Dohong cho biết trong tài liệu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Indonesia cam kết giảm 29% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) của quốc gia Đông Nam Á này và lên đến 41% với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.

Theo ông Alue, mức 29% nói trên tương đương với 826 triệu tấn CO2 và 41% tương đương với hơn 1,02 tỷ tấn CO2 vào năm 2030. Chính phủ Indonesia và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế đã thông qua Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris và đã chuẩn bị một NDC về tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính.

Trước đó hôm 27/5, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết Chính phủ Indonesia đang dần đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than, đồng thời tập trung phát triển năng lượng mới và tái tạo, trong đó có dự án khu công nghiệp xanh tích hợp rộng khoảng 12.500 ha ở tỉnh Bắc Kalimantan, nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Cùng ngày, tập đoàn điện lực nhà nước PLN của Indonesia đã công bố kế hoạch tham vọng dần thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy than bằng các nhà máy điện mới dựa vào năng lượng tái tạo bắt đầu từ năm 2025 nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 với việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than có tổng công suất 50,1 Gigawatt (GW).

Kế hoạch của PLN được triển khai qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn một sẽ đóng cửa ba nhà máy nhiệt điện than Muara Karang ở thủ đô Jakarta, Tambak Lorok ở thành phố Semarang thuộc tỉnh Trung Java và Gresik ở tỉnh Đông Java với tổng công suất 1,1 GW vào năm 2030.

PLN cũng đặt mục tiêu chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện than với tổng công suất 9 GW vào năm 2035. Đến năm 2040, các nhà máy điện chạy than "siêu tới hạn" với tổng công suất 10 GW sẽ được đóng cửa.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình này là đóng cửa các nhà máy điện chạy than “siêu tới hạn” với tổng công suất 24 GW vào năm 2045 và 5 GW vào năm 2055 để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm năm 2060./.

Theo Hữu Chiến/TTXVN/Vietnam+

Bạn đang đọc bài viết Indonesia cam kết cắt giảm 1,02 tỷ tấn CO2 vào năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Pakistan: Lũ lụt và sét đánh khiến 49 người thiệt mạng
Tính tới ngày 16/4, các quan chức Pakistan cho biết sét và mưa dông lớn gây lũ lụt đã khiến ít nhất 49 người trên phạm vi toàn quốc thiệt mạng trong vòng 3 ngày qua, buộc chính quyền phía tây nam nước này ban bố tình trạng khẩn cấp.
Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.