Thứ năm, 25/04/2024 22:53 (GMT+7)

Indonesia: Chiến dịch tái sinh dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

MTĐT -  Thứ năm, 24/01/2019 15:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiến dịch tái sinh sông Citarum, dòng sông ô nhiễm nhất thế giới kéo dài 7 năm, với sự tham gia quyết liệt của quân đội để mang lại nguồn cung cấp nước sạch cho khoảng 30 triệu người dân Indonesia.

Citarum - Dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

Tây Java, tỉnh đóng góp khoảng 14% GDP của Indonesia là nơi tọa lạc của nhiều khu công nghiệp và chế xuất. Phần lớn các nhà máy đặt ở tỉnh này là các nhà máy dệt may, nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm cho các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Zara, Gap, Adidas hay H&M.

Citarum là dòng sông dài nhất ở tỉnh Tây Java, với chiều dài gần 300km. Theo thống kê của cơ quan điều phối hoạt động đường thủy Indonesia, có khoảng 2.800 nhà máy đang hoạt động dọc theo dòng sông này. Gần 30 triệu người dân Indonesia hiện đang sống dựa vào nguồn nước của sông Citarum. Đây cũng là dòng sông cung cấp nước cho các trang trại thủy sản, nước tưới cho 400.000ha đất nông nghiệp và làm đầy các hồ chứa thủy điện.

Rác thải ứ đọng trên sông Citarum.

Theo quy định của pháp luật, các nhà máy phải làm sạch nước thải trước khi xả thải ra sông. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà máy đã xả thẳng hóa chất độc hại xuống dòng sông này và nhiều kênh rạch có kết nối với sông Citarum.

Theo ước tính của tổ chức phi chính phủ ELINGAN, mỗi ngày có khoảng 1,500 nhà máy xả thải ra sông Citarum, với lượng rác thải ước tính lên tới 280 tấn, chưa tính rác thải sinh hoạt của người dân sống ven sông. Mặt nước sông đen ngòm, thỉnh thoảng nổi lên những vệt hóa chất màu xanh, đỏ hay nổi bọt trắng xóa. Ở nhiều khu vực, rác thải ứ đọng, tràn ngập hai bên bờ sông, gây ô nhiễm nặng nề.

Năm 2013, tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace phát hiện nhiều loại hóa chất độc hại có trong nước sông Citarum như chì, cadmium,... Lượng chì có trong nước sông cao hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn nước uống của Mỹ, trong khi lượng nhôm, sắt và mangan đều cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo. Ngân hàng thế giới (World Bank) gọi đây là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Nước sông bị ô nhiễm nặng nề.

Chiến dịch tái sinh sông Citarum

Tháng 2/2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố kế hoạch kéo dài 7 năm để tái sinh dòng sông Citarum với mục tiêu đầy tham vọng là nước sông đủ sạch để có thể uống được vào năm 2025.

Ông Joko Widodo yêu cầu tất cả chính quyền khu vực và địa phương cùng tham gia tiến trình làm sạch dòng sông ô nhiễm. Ông cũng ký quyết định thành lập một lực lượng đặc biệt chịu trách nhiệm làm sạch và giám sát quá trình cải tạo sông Citarum, bao gồm đại diện của nhiều bộ ngành, cảnh sát và quân đội.

Binh sĩ Indonesia dọn rác trên sông Citarum.

Ngay từ thời điểm đó, hàng trăm binh sĩ đã được điều động để thu dọn rác thải hai bên bờ sông. Quân đội cũng được phép niêm phong các đường ống được cho là xả thải độc hại ra sông mà không phải đưa ra cảnh báo trước. Các nhà máy gây ô nhiễm sẽ bị buộc phải đóng cửa và bồi thường.

“Sự có mặt của quân đội giống như một liều thuốc mạnh được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Thời gian rất hạn hẹp và chúng tôi cần phải đẩy nhanh các hoạt động của mình”, ông Asep Kusumah, Giám đốc cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên của thành phố Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java cho biết.

Với chi phí ước tính lên tới 3,5 tỷ USD, dự án cải tạo sông Citarum hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025, nước sông đủ sạch để có thể uống được. Sau khi làm sạch dòng sông, các nhà chức trách Indonesia dự kiến sẽ xây dựng thêm hồ chứa để giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt và trồng cây xanh ở nhiều khu vực để phòng chống sạt lở đất và bảo vệ môi trường.

Theo Hà Nội mới

Bạn đang đọc bài viết Indonesia: Chiến dịch tái sinh dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.