Thứ tư, 24/04/2024 17:32 (GMT+7)

Indonesia hợp tác cùng Đức khởi động dự án ngăn chặn rác thải đại dương

MTĐT -  Thứ năm, 16/02/2023 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Indonesia hợp tác với Đức khởi động dự án thí điểm 3RproMar nhằm giải quyết vấn đề rác thải biển, đặc biệt là nhựa, cũng như nâng cao nhận thức và quản lý chất thải.

Theo TTXVN cho biết dự án 3RproMar được triển khai thí điểm tại Manado, Bắc Sulawesi, là một phần trong chương trình hợp tác giữa ASEAN và Đức triển khai dự án ngăn chặn rác thải nhựa ra biển.

Dự án 3RproMar có mục tiêu giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế để bảo vệ môi trường biển và rạn san hô.

Theo thông báo của Đại sứ quán Đức, rác nhựa biển là mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấp độ địa phương ở các thành phố ven biển như Manado.

Nguồn tài nguyên phong phú dưới nước và môi trường biển tại đây khiến thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đại dương đối với ngành thủy sản và du lịch.

Những nỗ lực hợp tác này nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường ngăn ngừa chất thải và cải thiện quản lý chất thải sẽ đặc biệt mang lại lợi ích cho khu vực, vì Manado là thủ phủ của tỉnh Bắc Sulawesi, nơi có Công viên Quốc gia Bunaken và khu vực Tam giác San hô và là nơi có một trong những sinh vật biển phong phú nhất đa dạng sinh học trên thế giới.

tm-img-alt
Ô nhiễm rác thải nhựa tại Manado, Indonesia. (Nguồn: Tuewas Asia)

Trước đó, ngày 8/2, Đại sứ Đức tại Indonesia, bà Ina Lepel đã gặp Thị trưởng Manado, ông Andrei Angouw, thảo luận việc tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý rác thải trong thành phố thông qua dự án thí điểm này.

Hai bên đã đề cập cách thức hợp tác để tăng năng lực thu gom, tái chế và giảm thiểu tối đa lượng rác thải phát sinh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu.

Đại sứ Lepel cho rằng những nỗ lực này không chỉ giúp tránh sử dụng lãng phí tài nguyên và ô nhiễm do rò rỉ chất thải mà còn mở ra các mô hình kinh doanh mới và góp phần tạo việc làm.

Ở cấp quốc gia, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã ký Biên bản thỏa thuận với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) với tư cách là cơ quan thực hiện dự án để giải quyết vấn đề vấn đề rác thải nhựa và rác biển ở Indonesia.

Đức là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tái chế, với hơn 70% rác thải thu gom được tái chế hằng năm. Cũng theo Đại sứ Lepel, dự án hỗ trợ của Đức đối với Indonesia và thành phố Manado nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển ASEAN-Đức. Bà nhấn mạnh quy định và nhận thức cộng đồng là chìa khóa để đảm bảo sự thành công của dự án và tầm quan trọng của việc quản lý chất thải ở Đông Nam Á.

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia hợp tác cùng Đức khởi động dự án ngăn chặn rác thải đại dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.