Thứ sáu, 29/03/2024 02:41 (GMT+7)

Khả năng tái cử của TT Trump trước hai cuộc khủng hoảng - Bài 2

Trần Hưng -  Thứ tư, 17/06/2020 08:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phần hai: Ảnh hưởng do các cuộc biểu tình bởi cái chết của người da đen George Floyd.

Biểu tình là quyền của dân Mỹ, khi có những khúc mắc giữa dân và chính quyền. Còn biểu tình vì quyền lợi sắc tộc, vì người da đen chết do sự quá tay của cảnh sát thì gần như không đời tổng thống nào không có. Trước Minneapolis, còn có Detroi (1967) biẻu tình có bạo loạn Los Angeles (1992), hay gần đây nhất dưới thời Tổng thống Obama có Ferguson, Misouri (2014) và biểu tình tại Charlottesville, bang Virginia (2017) v.v.. Nạn kỳ thị vẫn tồn tại trong nền dân chủ hàng đầu thế giới, và theo chính lời thú nhận của Barack Obama, đây là thất bại lớn nhất trong hai nhiệm kỳ của ông ở Nhà Trắng.

Bạo loạn ở Los Angeles năm 1992 là một loạt các cuộc bạo loạn và xáo trộn dân sự xảy ra ở Quận Los Angeles vào tháng Tư và tháng 5 năm 1992. Do bồi thẩm đoàn xét xử đã thả bốn sĩ quan của Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD) sau khi đã sử dụng vũ lực quá mức trong vụ bắt giữ và đánh đập Rodney King. Vụ bạo loạn lan rộng khắp khu vực đô thị Los Angeles, khi hàng ngàn người nổi loạn trong khoảng thời gian sáu ngày sau khi tuyên bố bản án. Cướp bóc rộng rãi, tấn công, đốt phá và giết người xảy ra trong các cuộc bạo loạn, mà cảnh sát địa phương không thể kiểm soát do thiếu nhân sự và nguồn lực. 63 người đã bị giết, 2.383 người đã bị thương, hơn 12.000 người  đã bị bắt và ước tính thiệt hại tài sản là hơn 1 tỷ đô la. Rối loạn hoàn toàn ở khu vực Los Angeles chỉ được giải quyết sau khi Lực lượng Vệ binh Quốc gia California, quân đội Hoa Kỳ và một số cơ quan thực thi pháp luật liên bang can thiệp. Ảnh : Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến vào thành phố Los Angeles để dẹp bạo loạn.

Những cuộc biểu tình đãnổ ra ở nhiều nơi, người biểu tìnhđã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở tiểu bang Missouri sau khi các báo cáo của cảnh sát công bố hôm 14tháng 8 năm 2014,do một thiếu niên da đen bị nghi ăn cắp xì gà tại một cửa tiệm vài phút trước khi bị một cảnh sát viên bắn chết.Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ với nhau hầu như mỗi đêm ở Ferguson, ngoại ô thành phố St. Louis, kể từ khi xảy ra vụ án mạng. Những buổi lễ đốt nến cầu nguyện đã được cử hành ở gần 100 thành phố vàodịp tang lễ, trong đó những người biểu tìnhđãcử hành phút mặc niệm dành cho em Brown và những người thiệt mạng dưới tay cảnh sát.

Đợt biểu tình khởi phát từ ngày 25 tháng 5 năm 2020, do việc một người da đen tử vong khi bị cảnh sát đè cổ và bắt giữ, tạo ra làn sóng phẫn nộ tại thành phố Minneapolis. Sau cái chết của George Floyd, nhiều cuộc biểu tình đã được phát động trên khắp nước Mỹ. Đáng chú ý, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi tham gia biểu tình không cao bằng tỷ lệ của các thành phần đa sắc tộc.

Hình ảnh được lan truyền từ một đoạn video công bố trên mạng xã hội hôm 25/5 cho thấy viên cảnh sát da trắng đang đè đầu gối xuống cổ ông George Floyd. Dù ông này kêu la : "Tôi không thở được", viên sĩ quan vẫn tiếp tục hành động bạo lực. Nạn nhân Floyd sau đó được cấp cứu đến trung tâm y tế và đã tử vong.

Mức độ lan rộng mau lẹ và mạnh mẽ của khủng hoảng lần này một phần cũng do bối cảnh dịch coronavirus lan rộng, buộc nhiều người phải ở nhà thực hiện cách ly đã hơn hai tháng để tránh lây nhiễm, làm cho tâm lý con người, nhất là giới trẻ rất bực bội, cảm thấy bất lực và bị cô lập, cho nên khi có thời cơ được ra ngoài họ đã tận dụng cơ hội để được tự do và cũng từ đó, một số phần tử vừa kích động vừa phá phách, gây ra nạn trộm cướp phát triển mà lực lượng cảnh sát lại đang bị cô lập không ngăn chặn kịp thời.

Nhiều cửa hàng sang trọng xung quanh trung tâm Manhattan, New York trở thành mục tiêu cướp bóc, đập phá của những thành phần biểu tình quá khích.

Nếu biểu tình ôn hòa thì cũng không có vấn đề gì, nhưng vì có bạo loạn ở nhiều nơi nên mọi người quan tâm đến việc Tổng thống Donal Trump xử lý bạo loạn như thế nào, bởi cách hành sử của ông lúc này nếu không thận trọng không những có thể làm tình hình rắc rối hơn kéo thêm nhiều hệ lụy khác trong lúc dịch COVID-19 vẫn căng thẳng mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần của những người ủng hộ ông trong và cả ngoài đảng Cộng hòa.

Ngay từ những ngày đầu, ông Trump đã chọn các biện pháp cứng rắn. Ông đưa ra cảnh báo cho những người biểu tình ở Washington, New York và hối thúc các thống đốc Bang có những biện pháp mạnh mẽ chấm dứt ngay các cuộc bạo loạn cướp phá. Ông đề xuất kế hoạch dùng lực lương Vệ binh quốc gia và nếu cần huy động cả quân đội để dẹp bạo loạn. Tổng thống Trump cho rằng, các cuộc biểu tình hiện nay không phải ôn hòa mà là khủng bố trong nước, do đó ông cam kết sẽ hành động để ngăn chặn bạo lực và khôi phục an ninh và an toàn cho nước Mỹ.

“Tôi đang huy động toàn bộ các nguồn lực liên bang hiện có, dân sự và quân sự, nhằm chấm dứt tình trạng phá hoại và đốt phá, cũng như bảo vệ quyền của những người dân tuân thủ pháp luật, bao gồm những quyền trong Tu chính án thứ hai”, Tổng thống Trump nhấn mạnh.

Ông Trump cũng chỉ rõ, nếu một thành phố hay tiểu bang nào từ chối tiến hành các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, ông sẽ triển khai quân đội để giải quyết tình hình ở những khu vực đó.

Gần như ngược lại với những hoạt động nhằm giàm nhẹ bạo loạn và hướng các cuộc biểu tình vào sự ôn hòa, Ứng cử viên Dân chủ Joe Biden với sự hỗ trợ từ các hoạt động của Đảng dân chủ lái chiều hướng các cuộc biểu tình sang phục vụ mục đích chính trị. Xuất hiện đầu tiên sau hai tháng bị gián đoạn vì dịch Covid-19 ngày 02/06/2020 ông Biden đến Philadelphia khởi động lại chương trình vận động tranh cử. 

Phát biểu trước đám đông những người ủng hộ, ông nói: «Tôi không thở được», Joe Biden lập lại câu nói cuối cùng của George Floyd khi đang bị đè bẹp  dưới đầu gối của một viên cảnh sát. Ông Biden nói tiếp: «câu nói đó không chết theo George Floyd mà vẫn lan truyền đến cả một đất nước mà từ quá lâu nay, màu da đe dọa đến tính mạng con người ».

Joe Biden bày tỏ đồng cảm và cũng khéo léo chĩa mũi nhọn vào đối thủ Donald Trump khi tuyên bố: «Tổng thống Mỹ phải là người đề xuất những giải pháp, chứ không phải là người đặt ra vấn đề. Vị tổng thống đương nhiệm là một vấn đề và làm cho tình hình nghiêm trọng thêm».

Ông trích dẫn một vài tin nhắn "đổ thêm dầu vào lửa" trên Twitter của Donald Trump, rồi giải thích: «Donald Trump đã biến nước Mỹ thành một bãi chiến trường nơi mà những hiềm khích quá khứ và những mỗi lo sợ mới đối chọi với nhau. Tổng thống Trump nghĩ rằng gây chia rẽ sẽ có lợi cho ông ta. Tính vị kỷ của ông ấy được đặt lên trên cả sự hòa thuận hạnh phúc của đất nước».

Ứng cử viên của đảng Dân Chủ nhấn mạnh đến trách nhiệm của chủ nhân Nhà Trắng, ông nêu lên vấn đề kỳ thị trong guồng máy nhà nước và cam kết sẽ hàn gắn một nước Mỹ đang bị tổn thương.

Joe Biden tuyên bố cương lĩnh tranh cử là: Ông là ứng viên ý thức được những khó khăn của đất nước và chú trọng gây dựng tinh thần đoàn kết quốc gia.

Joe Bidentuyên bố cương lĩnh tranh cử: ông là ứng viên ý thức được những khó khăn của đất nước và chú trọng gây dựng tinh thần đoàn kết quốc gia

Phía Đảng Dân chủ cũng chớp lấy cơ hội này để hỗ trợ cho ứng cử viên Joe Biden. Ngày 8-6, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các nghị sĩ Dân chủ dẫn đầu là một nhóm nghị sĩ da màu đã đề xuất lên Quốc hội Mỹ dự luật Công lý ở Cảnh sát, nhằm cải cách hoạt động cảnh sát, chấm dứt tình trạng cảnh sát sử dụng bạo lực và phân biệt chủng tộc.

Dự luật dài 134 trang đề xuất nhiều quy định, trong đó có cho phép các nạn nhân của tình trạng bị đối xử bạo lực, không đúng mực khởi kiện cảnh sát; cấm cảnh sát dùng biện pháp kẹp cổ khi khống chế nghi phạm; yêu cầu cảnh sát sử dụng máy quay; hạn chế cảnh sát dùng vũ lực chết người; tạo điều kiện cho các cuộc điều tra độc lập về các trụ sở cảnh sát có xảy ra chuyện lạm dụng bạo lực.

Tuy nhiên, Dự luật không kêu gọi cắt kinh phí cho các sở cảnh sát hay giải tán lực lượng cảnh sát như một bộ phận người biểu tình đang đòi hỏi, một số nghị sĩ cũng yêu cầu phải thay đổi các ưu tiên cung cấp tiền.

Các nghị sĩ Dân chủ hy vọng dự luật sẽ được Hạ viện (do đảng Dân chủ chiếm đa số) xem xét trước cuối tháng 6. Nhưng chưa rõ việc xem xét ở Thượng viện (do đảng Cộng hòa chiếm đa số) sẽ được tiến hành thế nào với kết quả ra sao.

Theo nhiều nhà quan sát, dự luật khó có thể qua được cửa Thượng viện, mà dù có qua được thì các liên đoàn cảnh sát sẽ phản đối mạnh.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi(áo đỏ) và các hạ nghị sĩ Dân chủ quỳ gối tưởng niệm George Floyd 8 phút 46 giây (bằng thời gian George Floyd bị cảnh sát ghì cổ) trước phiên họp ngày 8-6 nhằm đề xuất dự luật cải cách hoạt động cảnh sát

Ở một số bang hoặc thành phố lãnh đạo thuộc phe dân chủ còn có những biểu hiện vượt ra ngoài khuôn khổ như giải tán sở cảnh sát địa phương (Minneapolis, bang Minnesota), hoặc làm ngơ cho việc lập ra khu tự trị không cần cảnh sát như ở thành phố Seattle, bang Washington.

Hàng trăm người biểu tình đã chiếm lấy một số khu phố trong quận Capitol Hill, tự lập ra 'khu tự trị'. Trước đó, cảnh sát đã đóng cửa tòa nhà East Precint, bỏ không khu vực này giữa các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Lợi dụng điều này, đám người biểu tình đã nhảy vào chiếm đóng và gây sức éplên chính quyền. Những người biểu tình treo các biển hiệu ghi “Bộ phận Nhân dân Seattle” và “Tài sản của người dân” trong khu vực

Ở một động thái khác, để chiếm cảm tình từ người da mầu ông Biden từng tiết lộ sẽ chọn ứng viên Phó Tổng thống liên danh tranh cử là nữ và đưa ra tên của một vài phụ nữ da màu. Điều này đã khiến cho hơn 200 nhân vật da màu có tầm ảnh hưởng đã đồng loạt ký vào một bức thư kiến nghị ứng viên của đảng Dân chủ tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng Joe Biden chọn một phụ nữ da màu vào vị trí ứng viên Phó Tổng thống liên danh tranh cử.

Một số nhà lãnh đạo đảng Dân chủ cho biết, sự ủng hộ của cử tri da màu là rất quan trọng đối với ông Biden trong cuộc đối đầu với đương kim Tổng thống Donald Trump. Bà Nianbi Carter, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Howard, nói: "Ông Biden thực sự phải cho cử tri da màu một cái gì đó. Không thể chỉ chỉ trích ông Donald Trump là một nhân vật khủng khiếp, mà phải có một cái gì đó thực tế hơn”.

Tuy nhiên những phản ứng có phần thái quá của đảng Dân chủ, cũng như ứng cử viên Joe Biden tuy có giành thêm sự ủng hộ của người da mầu, nhưng nếu không cẩn thận sẽ có những tác động ngược. Trước hết, vấn đề chủng tộc là căn bệnh trầm kha của nước Mỹ từ ngày lập quốc. Trải qua  một quá trình vài trăm năm đã có nhiều tiến bộ, người da đen đã bình đẳng mọi quyền lợi với người da trắng, đã có rất nhiều người tài giỏi được công nhận trong tất cả các lĩnh vực Khoa học, Giáo dục, Y tế, Thể thao, Văn hóa nghệ thuật... mà đỉnh cao là ông Obama được bầu làm Tổng thống nước Mỹ hai nhiệm kỳ (1/2009-1/2017).

Hầu hết các cuộc biểu tình sắc tộc đều do cách xử lý thô bạo của cảnh sát khi bắt gặp những người da đen phạm tội. Trong trường hợp vừa qua, cảnh sát bắt George Floyd lúc đang sử dụng tiền giả, do hành động quá mức làm anh ta chết do ngạt thở. Thương cảm người bị nạn và lên án cảnh sát thô bạo là đúng, nhưng đưa anh ta lên như một anh hùng trong các hoạt động sau đó thì cũng nhiều người phản ứng vì bản thân anh ta cũng mắc nhiều tệ nạn như nghiện ma túy, có lần đã dùng súng đi cướp, bị tù 5 năm... Hiện tượng này nếu không xảy ra trong thời điểm nhạy cảm chắc không có những phản ứng như vậy, chưa nói đến các hoạt động phạm pháp như bạo loạn, phá hoại tài sản, cướp phá... và những hoạt động phản kháng vô chính phủ như giải thể sở cảnh sát hay lập khu tự trị v.v..

Do vậy, phía dân chủ và trực tiếp là ứng cử viên Joe Biden gán trách nhiệm cho tổng thống đương nhiệm là không phù hợp. Càng không thể trách ông Trump sử dụng vệ binh quốc gia để dẹp bạo loạn và cướp phá nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Không thể có sự nhập nhằng giữa biểu tình ôn hòa, một hành động được pháp luật Mỹ cho phép với hành động trái pháp luật là bạo loạn, cướp phá mà sảy ra ở bất cứ đất nước nào cũng bị trừng trị.

Khác với phía dân chủ, trong khi vẫn thực hiện giãn cách xã hội, người dân Mỹ nhiều thành phố, vẫn có nhiều cách độc đáo để tụ hội chúc mừng sinh nhật Tổng thống Trump, bằng tàu thuyền, xe golf,...bản thân tổng thống Donal Trump cũng thân hành đến dự lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan tại Học Viện Quân Sự West Point nổi tiếng gần New York, để kêu gọi đoàn kết quốc gia, tôn vinh vai trò Quân Đội, tránh mọi phát biểu gây tranh cãi.

Hàng ngàn chiếc thuyền diễn hành trên sông St. Johns mừng sinh nhật TT Donald Trump ngày 14 tháng 6

“Họ biến ông thành kẻ phân biệt chủng tộc, nhưng ông ấy không phải thế, và tôi ở đây để chúc mừng ông ấy,” cư dân Rachel Cramer nói với hãng tin AFP. “Chúc mừng sinh nhật, ngài Tổng thống!”. Khẩu hiệu trên chiếc xe Golf “POLICE LIVES MATTER” (Cuộc sống của người cảnh sát cũng quan trọng)

Bạn đang đọc bài viết Khả năng tái cử của TT Trump trước hai cuộc khủng hoảng - Bài 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.