Thứ bảy, 20/04/2024 05:44 (GMT+7)

Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Tuấn Minh -  Thứ hai, 10/04/2023 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay (10/4), tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc.

tm-img-alt
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Phiên họp này diễn ra trong 2 ngày với nhiều nội dung quan trọng, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Sau phiên họp thứ 22 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ có phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thông qua 7 luật và 4 Nghị quyết. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến nội dung cơ bản của phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiệm kỳ này, công tác lập pháp được tiến hành hệ thống, bài bản trên. Trong 137 nhiệm vụ lập pháp trong kế hoạch đã thực hiện xong 111 nhiệm vụ, có 24 nhiệm vụ lập pháp đã được chuyển thành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát sẽ được tiếp tục đề xuất trong thời gian tới.

Về dự kiến chương trình năm 2024, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có cả sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Bản dạng giới. Đây cũng là nét mới, một số khóa trước cũng đã có sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội nhưng chưa được thông qua.

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về về Báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về chuyên đề "Việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện chính sách pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đồng thời, cũng trong phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình với Quốc hội lựa chọn quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024.

Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 4 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến với tổng số 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết, số lượng gấp đôi so với những kỳ họp bình thường.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong số những nội dung này có 6 dự án luật đã được Quốc hội đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tư  và vừa qua được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; về cơ bản cũng đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, được đại biểu Quốc hội chuyên trách đánh giá cao.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đối với các cơ quan liên quan về vấn đề tiến độ chuẩn bị và gửi hồ sơ các dự án. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu gấp quá sẽ không bảo đảm và chất lượng sẽ bị hạn chế. Do đó, tinh thần là “những thứ không bảo đảm chất lượng và quy trình thì đến phút bù giờ vẫn phải bỏ lại”.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết thêm, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, kết quả sơ bộ và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023 và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Nhấn mạnh dự kiến thời gian của Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khá dài, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến  cụ thể về cách bố trí thời gian, cách thức tổ chức kỳ họp để có được kết quả tốt nhất.

Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể là xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cho ý kiến về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xem xét, quyết định phương án phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đồng thời, theo thường lệ tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3-2023.

Bạn đang đọc bài viết Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...