Thứ năm, 25/04/2024 08:30 (GMT+7)

Khái niệm “chủ hộ”, “cư trú”, “nơi thường trú”, “hộ gia đình”

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ ba, 24/08/2021 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khái niệm về “Chủ hộ” và “Hộ gia đình” được quy định tại Điều 10 Luật cư trú (sửa đổi) về quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về nơi cư trú

Hỏi:

Thưa Luật sư, khái niệm “chủ hộ”, “cư trú”, “nơi thường trú”, “hộ gia đình” đươc hiểu như thế nào?

Luật sư trả lời:

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sau khi được Quốc hội cho ý kiến, Bộ Công an đã phối hợp với Ủy ban pháp luật và các cơ quan liên quan giải trình, tiếp thu các ý kiến tham gia và hoàn thiện dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Ngày 13/11/2020, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Trong đó, Điều 2 giải thích từ ngữ cụ thể là: “Cư trú” là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã); “Nơi thường trú” là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021

Khái niệm về “Chủ hộ” và “Hộ gia đình” được quy định tại Điều 10 về quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về nơi cư trú, trong đó:

1. “Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột thì chỉ có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình”.

2. “Chủ hộ” là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó đồng thời là chủ hộ.

Việc quy định liên quan đến chủ hộ, cư trú, nơi thường trú, hộ gia đình trong Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban pháp luật của Quốc hội chỉnh lý cho phù hợp và trình Quốc hội thông qua. Đến nay, các nội dung này cơ bản thống nhất với cách hiểu của Bộ luật Dân sự và quy định của các luật có liên quan như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án hình sự./.

Bạn đang đọc bài viết Khái niệm “chủ hộ”, “cư trú”, “nơi thường trú”, “hộ gia đình”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành