Thứ năm, 18/04/2024 08:55 (GMT+7)

Khai thông “long mạch” sông Cổ Cò, vùng trọng điểm miền Trung

Quang Huy -  Thứ sáu, 04/12/2020 19:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Được sự hỗ trợ của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng đã nạo vét, khai thông sông Cổ Cò. Tạo động lực phát triển đô thị sông – biển tuyến giao thông thủy Hội An - Điện Bàn - Đà Nẵng.

Sông Cổ Cò nối từ Cửa Đại (TP Hội An) đến cửa Hàn thành phố Đà Nẵng tên gọi trước đây là Lộ Cảnh Giang. Nơi đây một thời thuyền buồm ngược xuôi tấp nập, trên bến dưới thuyền, từng là Trung tâm mậu dịch quốc tế của xứ Đàng Trong.

Sông Cổ Cò trở thành đường thủy quan trọng, thuận tiện nhất giữa Đà Nẵng và Hội An. Sự bồi lấp của sông Cổ Cò từ cuối thế kỷ XIX đã làm cho con sông này chỉ còn một đoạn ngắn. Phương án nạo vét sông Cổ Cò đang được chính quyền và ngành chức năng TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam triển khai.

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong đợt kiểm tra sông Cổ Cò để chuẩn bị cho việc nạo vét.

Sau ngày giải phóng, đoạn sông này bị bồi lấp dần cho đến khi trở thành vùng bãi bồi rộng lớn. Người dân trong làng chia nhau từng khoảnh đất để trồng rau, màu. Dần dà, đất có chủ. Dòng sông chỉ còn lại trong ký ức của những người lớn tuổi. Ai cũng thấy tiếc nuối kỷ niệm một thời, mong mỏi một ngày nào đó sông Cổ Cò được khơi thông. Bởi lẽ dòng sông chỉ còn lại trong ký ức của những người lớn tuổi.

Sau nhiều ngày mong đợi của người dân để thông “long mạch” sông Cổ Cò thì sáng nay (4/12/2020) tại khúc sông Cổ Cò đi qua phường Điện Dương, TX Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Quảng Nam, BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cùng nhà thầu thi công đã  thông “long mạch” đầu tiên trên dòng sông Cổ Cò để nó được hồi sinh theo đúng vẻ đẹp huyền diệu ngày nào.

Dòng sông Cổ Cò được thông “long mạch” vào sáng ngày 4/12/2020

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị VN trong ngày dòng sông Cổ Cò được khai thông, ông Lê Trí Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Phát triển du lịch đường sông kết nối Đà Nẵng (đô thị hiện đại) với Hội An (đô thị cổ) với cự ly di chuyển chỉ 25km tính từ bến du thuyền Sông Hàn đên bến du thuyền Cửa Đại. Đặc điểm con sông này rất lý tưởng cho tàu du lịch vì sông rất êm quanh năm, lòng sông không quá rộng (bình quân 100m), cảnh quan hai bên sông rất đẹp và hữu tình, có nhiều vị trí cập bờ cho nghỉ ngơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, vui chơi, đi bộ…Ngoài ra  dòng  sông Cổ Cò qui hoạch sẽ có 12 cây cầu qua sông với kiến trúc khác nhau sẽ tạo các điểm nhấn thú vị”.

Ông  Lê Trí Thanh chia sẻ thêm về việc khai thông dòng sông Cổ Cò còn tạo động lực phát triển đô thị sông - biển vùng Đông Điện Bàn - một đô thị mở rộng trong không gian liên kết với Đà Nẵng  và Hội An, được xác định thuộc cụm đô thị trung tâm Vùng trọng điểm miền Trung.

Các công trình hiện đại và thơ mộng bên dòng sông Cổ Cò ở  khu vực phường Điện Dương TX Điện Bàn tỉnh Quảng Nam trong tương lai không xa.

Trao đổi  với PV, ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty CP Đô thị FPT Đà Nẵng phấn khởi chia sẻ: “Khơi thông sông Cổ Cò xong thì đi lại giữa Đà Nẵng  và Hội An  khách du lịch có thêm lựa chọn nữa là đi thuyền. Sông Cổ Cò dòng chảy em đềm, phẳng lặng rất thích hợp cho hình thức thể thao như chèo Kayach, đua thuyền rồng, thuyền buồm nhỏ....Dự án Đô thị Fcity(Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng-PV)khoảng 2km dọc sôngCò, tại đây sẽ làm một số bến du thuyền, cư dân có thể mua du thuyển hoặc thuê du thuyền để du lịch dọc sông Cổ Cò, kết nối lên Sông Hàn và có thể ra biển”.

Dự án Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng có khoảng 2km dọc sông Cổ Cò, tại đây sẽ làm một số bến du thuyền để du khách tham quan  dọc sông cổ cò, kết nói lên Sông Hàn và có thể ra biển

Còn ông  Đỗ Tấn Vũ,  giám đốc Cty TNHHXDTM&DV An Dương, ông chủ của những dự án du lịch nghỉ dưỡng và cũng là người con sinh ra và lớn lên bên dòng sông Cổ Cò vui mừng chia sẻ với PV trong ngày khơi thông dòng sông Cổ Cò, ông Vũ nói “Đây sẽ là động lực kích thích kinh tế phát triển cho toàn vùng về tiềm năng du lịch nghĩ dưỡng và bất động sản. Kéo theo các dịch vụ khác phát triển. Nhân dân địa phương sẽ được hưởng lợi. Bởi lợi thế kết nối giao thông gần các khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng với các khu du lịch 5 sao ven biển Đà Nẵng đến Hội An, là khu vực giãn dân của các TP. Đà Nẵng  và Hội An  nên dòng sông này rất ý nghĩa về kinh tế dịch vụ thương mại”.

Những khu nghỉ dưỡng cao cấp của các dự án bên dòng sông Cổ Cò đã và đang được hình thành.

Ông  Đỗ Tấn Vũ cho biết thêm, sông Cổ Cò  là con sông chảy dọc biển nên không bị tác động bởi thời tiết nên thuyền du lịch đi lại dễ dàng. Khu vực này nằm trên trục đường triệu đô kết nối TP. Đà Nẵng – TX Điện Bàn - đô thị cổ Hội An và Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Bạn đang đọc bài viết Khai thông “long mạch” sông Cổ Cò, vùng trọng điểm miền Trung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.