Thứ sáu, 26/04/2024 00:44 (GMT+7)

Khẩn trương điều tra vụ phá rừng dưới chân Núi Voi

MTĐT -  Thứ tư, 30/06/2021 14:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ phá rừng dưới chân Núi Voi thuộc tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Ngày 30/6/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra văn bản số 4346/UBND-LN chỉ đạo về vụ phá rừng trái pháp luật dưới chân Núi Voi, thuộc tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. 

Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc huyện khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ vụ việc, xác định đối tượng vi phạm, hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo UBND xã Hiệp An tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, tố giác các đối tượng liên quan đến vụ phá rừng trên với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Lãnh đạo UBND tỉnh cũng yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan do thiếu trách nhiệm, không kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn để xảy ra vụ vi phạm trên. Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu huyện Đức Trọng báo cáo xử lý kết quả vụ việc trước ngày 15/7/2021.

Trước đó ngày 17/6/2021, cơ quan chức năng tổ chức điều tra, truy tìm đối tượng đã cưa phá rừng thông cổ thụ dưới chân Núi Voi.

Thông cổ thụ bị đốt gốc trước khi cưa hạ. (Ảnh: CAND)

Tại hiện trường, hàng chục cây thông cao khoảng 15m, đường kính gốc trung bình từ 50 - 60cm đã bị cưa hạ, vẫn còn ứa nhựa tươi. Các đối tượng sau khi hạ thông đã cưa thành nhiều lóng ngắn, gom thành từng đống để đốt phi tang. Các lóng gỗ được cơ quan chức năng đánh số, kiểm đếm là 117 lóng. 

Tuy nhiên, cách đó không xa, vẫn còn hơn 10 cây thông lớn mới bị chặt hạ cách đây chỉ vài ngày, lá còn tươi và chưa được đánh số kiểm đếm. Cũng tại khu vực này, một diện tích lớn đất lâm nghiệp đã bị các đối tượng đào hố, trồng cây ăn quả.

Những cây thông vừa bị các đối tượng cưa hạ. (Ảnh: CAND)

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đức Trọng đã truy tìm được 6 đối tượng, gồm: Thái Văn Trường, 34 tuổi, trú tại thành phố Đà Lạt; Nguyễn Hồ Minh Tú, 36 tuổi; Cil Ha Thức, 23 tuổi; K' Thịnh, 21 tuổi; Cil Ha Phi, 30 tuổi; Lơ Mu Ha Thiên, 23 tuổi, cùng trú tại thôn K'Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Các đối tượng này đã thực hiện việc chặt hạ 18 cây thông ba lá tại khoảnh 3 tiểu khu 267C ở thôn Định An, xã Hiệp An, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý. Tiến hành đấu tranh, cơ quan điều tra xác định Thái Văn Trường là đối tượng chủ mưu trong vụ việc.

Trường khai nhận, trước đó có mua đất bằng giấy tờ tay của một người đàn ông tên Vinh. Do trên đất còn một số cây thông nên đã thuê 4 thanh niên ở thôn K’Rèn dùng cưa máy để hạ các cây thông, Tú là bạn của Trường đóng vai trò giúp sức. Sau khi chặt phá 18 cây thông, các đối tượng đã trồng nhiều cây canh tác mới nhằm chiếm đất. Được biết, Trường có tiền án về tội gây rối trật tự công cộng, còn Tú có tiền sự về tội cố ý gây thương tích.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh và Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đã tiến hành giải tỏa, nhổ bỏ số cây trồng trên diện tích đất lấn chiếm tại khu vực diện tích rừng bị phá trên.

Từ 2019 tới giờ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh đã kỷ luật 9 nhân viên, cán bộ buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp./.

PV (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Khẩn trương điều tra vụ phá rừng dưới chân Núi Voi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.