Thứ sáu, 26/04/2024 06:32 (GMT+7)

Khánh Hòa lên danh sách “đen” 22 khách sạn trước thời điểm nóng

MTĐT -  Thứ hai, 25/03/2019 15:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Du lịch Khánh Hòa vừa công bố rộng rãi danh sách 22 khách sạn không đảm bảo điều kiện kinh doanh lưu trú.

Đây là động thái siết chặt của Khánh Hòa đối với hoạt động kinh doanh lưu trú trước thời điểm diễn ra sự kiện Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa và trong năm du lịch Quốc gia 2019 mà Khánh Hòa đăng cai tổ chức.

Theo danh sách 22 khách sạn không đủ điều kiện lưu trú mà Sở Du lịch Khánh Hòa công bố thì có đến 21 khách sạn ở thành phố Nha Trang, 1 khách sạn còn lại nằm ở địa bàn thị xã Ninh Hòa. Trong đó có nhiều khách sạn, khu du lịch chuẩn 4 đến 5 sao như: Khách sạn Mường Thanh Luxury Khánh Hòa, Mường Thanh Viễn Triều; khách sạn Skylight; Khu du lịch nghỉ mát Ninh Phước Wild Beach Resort & Spa Ninh Hòa.v.v…

Danh sách 22 khách sạn không đủ điều kiện lưu trú ở Khánh Hòa.

Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Cảnh – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Khánh Hòa (thành viên đoàn kiểm tra) cho biết: “Qua kiểm tra trước đó, vi phạm của 22 khách sạn trong danh sách công bố chủ yếu là: không đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về công tác phòng cháy chữa cháy, không đúng thiết kế xây dựng ban đầu, không đảm bảo an ninh trật tự.v.v...”.

Liên quan tới vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – Phó giám đốc sở Du lịch Khánh Hòa cho biết thêm: “Việc UBND tỉnh Khánh Hòa công bố danh sách trên là hợp lý. Thứ nhất, qua danh sách trên, các doanh nghiệp, khách sạn năm trong danh sách phải sớm khắc phục để phục vụ khách an toàn nhất. Thứ 2, trong thời điểm trước khi diễn ra Festival biển, việc công bố danh sách trên sẽ giúp du khách biết và có sự lựa chọn cho riêng mình”.

Cũng theo đại diện sở Du lịch Khánh Hòa, UBND tỉnh cũng chưa xử phạt các vi phạm của 22 khách sạn này. Tùy vào mỗi hạng mục, mỗi hình thức vi phạm, tỉnh sẽ cho thời gian để các khách sạn, khu du lịch sớm khắc phục vi phạm của mình. Sau khi khắc phục xong, các khách sạn, khu du lịch có nhiệm vụ báo cáo lại đoàn kiểm tra để thẩm định lại về độ an toàn và chính xác trong xây dựng.
Thời gian gần đây, Khánh Hòa rất mạnh tay với hoạt động xây dựng, kinh doanh lưu trú của các doanh nghiệp, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt trong 22 khách sạn nằm trong danh sách vừa được công bố như trên, trước đây 2 khách sạn của tập đoàn Mường Thanh ở Khánh Hòa đã bị xử lý nhiều vi phạm. Cụ thể trong năm 2018, khách sạn Mường Thanh Luxury Viễn Triều đã bị Sở Xây dựng Khánh Hòa xử phạt 2 lần với tổng số tiền 115 triệu đồng vì các vi phạm do: xây dựng hồ bơi không có giấy phép và bàn giao, đưa công trình vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra, khách sạn Mường Thanh Luxury Khánh Hòa cũng bị xử phạt và buộc tháo dỡ do xây dựng vượt tầng so với quy định.

Được biết, hồi đầu năm 2019, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cũng đã công bố hàng loạt khách sạn không đủ điều kiện kinh doanh lưu trú. Trong số này, ngoài Mường Thanh còn có những khách sạn đến nay vẫn tiếp tục bị nêu tên trong danh sách như: Khách sạn Euro Star, Khách sạn Dubai; Khu du lịch nghỉ mát Ninh Phước Wild Beach Resort&Spa; Khách sạn Trường Thịnh.

Theo Vietnamnet

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa lên danh sách “đen” 22 khách sạn trước thời điểm nóng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.