Thứ ba, 16/04/2024 13:19 (GMT+7)

Khí carbon cháy rừng Úc tương đương lượng khí thải cháy rừng Amazon

MTĐT -  Thứ sáu, 10/01/2020 11:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cháy rừng ở Australia đã thải ra khoảng 370 triệu tấn khí thải dioxide carbon. Trong khi cháy rừng tại các bang của Brazil thuộc lưu vực Amazon, đã thải ra 392 triệu tấn khí thải.

Theo Cơ quan giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu (EU), cháy rừng tại Australia, kéo dài từ tháng 9/2019 đến ngày 6/1 vừa qua, đã thải ra khoảng 370 triệu tấn khí thải dioxide carbon. Trong khi cháy rừng tại các bang của Brazil thuộc lưu vực Amazon, đã thải ra 392 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính kể từ ngày 1/1 đến 15/11/2019.

Giảng viên khoa học môi trường tại Đại học Murdoch ở Perth, ông Joe Fontaine cho rằng mọi người không đánh giá hết được hậu quả của khí carbon. Cho đến nay đã có 27 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất nhà cửa và phải đi sơ tán nhiều lần do "giặc lửa" tiếp tục tấn công và thiêu rụi nhiều vùng rộng lớn của Australia, đặc biệt là ở khu vực phía Đông Nam.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng cháy rừng trở nên trầm trọng hơn một phần là do tình trạng hạn hán liên quan đến biến đổi khí hậu trên khắp cả nước kéo dài suốt 3 năm qua. Thành viên thuộc Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc tại Thái Lan, Adam Hodge khẳng định rằng sự nóng lên toàn cầu đang khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, sóng nhiệt và cháy rừng trở nên dữ dội hơn.

Các nhà khoa học khẳng định cháy rừng ở Úc "là một minh chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan". Họ nhấn mạnh mặc dù lửa có thể bùng phát vì nguyên nhân tự nhiên hoặc con người, biến đổi khí hậu là lý do chính khiến cháy rừng ở Úc vượt tầm kiểm soát. Tồi tệ hơn, các đám cháy có thể làm tăng thêm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, khiến biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn.

"Biến đổi khí hậu đang khiến những thảm họa như thế này trở nên thảm khốc hơn và ngược lại, những thảm họa như thế này đang khiến biến đổi khí hậu trở nên thảm khốc hơn" - ông Peter Gleick, Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương ở California - Mỹ, giải thích.

Trong khi đó, ông David Bowman, Trường ĐH Tasmania (Úc), nói rằng chỉ cắt giảm khí CO2 thôi là chưa đủ mà bây giờ, chúng ta phải thích ứng để giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, theo ông Bowman, một sự thích ứng mà người dân nước này có thể làm là chuyển mùa nghỉ lễ truyền thống - thời điểm học sinh được nghỉ hè - sang những tháng mát hơn để các gia đình không đến rừng và công viên quốc gia trong mùa hỏa hoạn cao điểm. Điều này có thể giúp giảm sức ép cho lính cứu hỏa và khiến quá trình sơ tán khẩn diễn ra dễ dàng hơn, nếu cần.

Những đám cháy rừng bùng phát ở Úc từ  tháng 9/2019 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính đến nay, đã có khoảng 50 ngôi nhà và rất nhiều trang trại, công trình bị thiêu rụi. Khoảng 100.000 con cừu bị chết, chưa kể số lượng lớn động vật hoang dã tự nhiên khác. Ngoài ra, có 2 người thiệt mạng vì cháy rừng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Khí carbon cháy rừng Úc tương đương lượng khí thải cháy rừng Amazon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.
Bài thơ: Tháng Tư...
Sao trời nỡ đem mưa về phố vắng//Để tháng Tư ướt đẫm những cung đường//Chân trần bước... đếm ngày trôi thầm lặng//Rẽ lối nào... sẽ gặp lại người thương?!