Thứ sáu, 29/03/2024 21:23 (GMT+7)

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt

MTĐT -  Thứ năm, 09/09/2021 11:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù Kiến ​​trúc không thể giải quyết tận gốc hoặc bảo vệ con người tuyệt đối khỏi lũ lụt nhưng điều cần thiết là thực hiện các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại, tăng khả năng cứu sống con người.

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Kiến trúc có thể giảm thiểu thiệt hại và tăng khả năng cứu sống con người

Ngập lụt hay lũ lụt là một vấn đề nghiêm trọng đối với các tòa nhà trên toàn thế giới, bao gồm cả những công trình kiến ​​trúc nổi tiếng như Nhà Farnsworth, bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hết lần này đến lần khác. 1/3 lục địa Hoa Kỳ có nguy cơ bị lũ lụt vào mùa xuân này, đặc biệt là các Đồng bằng ở phía Bắc, sâu trong miền Nam nước Mỹ,… Tháng 4/2019, lũ lụt nghiêm trọng đã tàn phá nhiều khu vực của Mozambique, Malawi, Zimbabwe và Iran, ước tính khoảng 1.000 người chết và hàng chục nghìn người khác phải di tản. Mặc dù Kiến ​​trúc không thể giải quyết tận gốc hoặc bảo vệ con người tuyệt đối khỏi những trận lũ lụt chết người, điều cần thiết ở đây là thực hiện một số biện pháp để có thể giảm thiểu thiệt hại và tăng khả năng cứu sống con người.

Bước đầu tiên là xác định xem công trình đó có nằm trong khu vực có nguy cơ ngập lụt cao hay không bằng cách kiểm tra các bản đồ lũ lụt hoặc nghiên cứu lại các trận lũ đã xảy ra trong lịch sử. Nếu có, KTS và chủ đầu tư cần bàn bạc để lựa chọn rời đi hay tiếp tục ở lại. Nếu đã quyết định ở lại thì ta cần tiến hành các bước sau đây:

Nâng cao công trình

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Các cách phổ biến là sử dụng lưới cột, nhà sàn hoặc nâng nền móng cao hơn mực nước lũ

Nên xây dựng công trình cao hơn mực nước lũ để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Mực nước lũ cho các khu vực cụ thể có thể được tìm thấy trực tuyến trên các trang web, ví dụ ở Mỹ có trang “Estimated Base Flood Elevation Viewer” do FEMA điều hành. Với thông tin này, chúng ta có thể nhận biết được độ cao để nâng công trình. Các cách phổ biến là sử dụng lưới cột hoặc nhà sàn. Trong nhiều trường hợp, có thể nâng nền móng cao hơn mực nước lũ. Để củng cố thêm thông tin, các KTS nên nghiên cứu khí hậu bản địa và các trận lũ lụt trong quá khứ.

Lựa chọn vật liệu phù hợp

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Cần lựa chọn vật liệu có thể tiếp xúc với nước và độ ẩm ít nhất 72 giờ mà không bị hư hại đáng kể

Việc nâng công trình lên cũng chỉ tương đối, vì qua mỗi năm các trận lũ lại nghiêm trọng và khó dự đoán hơn nên việc đương đầu với nó là rất quan trọng, điển hình như việc lựa chọn vật liệu. Cần lựa chọn vật liệu có thể tiếp xúc với nước và độ ẩm ít nhất 72 giờ mà không bị hư hại đáng kể. Nước lũ có thể đứng yên hoặc chảy xiết và trong hầu hết các trường hợp, tường móng sẽ bị dịch chuyển, kết cấu sẽ bị sập,… Do đó chúng ta nên làm tốt từ những khâu ban đầu. Vật liệu chống ngập phải bền và chịu được độ ẩm cao, bao gồm bê tông, gạch tráng men, tấm bọt cách nhiệt, thép không gỉ, ván ép sử dụng trong lĩnh vực hàng hải, keo chịu nước, sơn epoxy polyester,…

Sử dụng lớp bao che, chất bịt kín và gỗ kháng nước

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Lớp bao che, chất bịt kín và gỗ kháng nước giúp ngăn nước lũ không xâm nhập vào bên trong công trình

Có 2 hình thức chống ngập khác nhau là khô và ướt. Chống ngập khô là ngăn cản sự xâm nhập của nước lũ, trong khi chống ngập ướt cho phép nước lũ tràn vào nhà. Lớp bao che, chất bịt kín và gỗ kháng nước giúp ngăn nước lũ không xâm nhập vào bên trong công trình. Ngoài lớp gạch xây, ta có thể bổ sung 1 lớp gỗ kháng nước ở bên ngoài để chống lại sự xâm nhập của nước. Ở các bức tường bên trong, nên sử dụng tấm bọt cách nhiệt và chất bịt kín. Tương tự, các lớp bao che và chất bịt kín cũng có thể được dùng cho nền móng, tường, cửa sổ và cửa ra vào để ngăn nước lũ tràn vào nhà qua các khe của cửa đi lại.

Nâng cao hệ thống HVAC trong công trình

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Các thiết bị điện tử bị ngập trong nước lũ có thể bị hư hỏng và mất nhiều chi phí để sửa chữa

Đặt các thiết bị điện tử cao hơn mực nước lũ là cách tốt nhất để bảo vệ nó, trong đó có hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí, thiết bị của hệ thống ống nước, hệ thống ống dẫn, đồng hồ đo, công tắc và ổ cắm. Nếu các bộ phận này bị ngập trong nước lũ, dù là thời gian ngắn, chúng cũng có thể bị hư hỏng và mất nhiều chi phí để sửa chữa. Các thiết bị điện còn tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hoạn nếu bị đoản mạch.

Các bể chứa

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Các thùng nhiên liệu phải được neo chắc chắn để chống lại lực nước lũ

Các bể chứa không được kiểm tra thường xuyên rất dễ bị nước lũ cuốn đi, có thể làm bể thùng chứa khi va vào tường, làm hỏng các tài sản khác và gây ô nhiễm nếu đường cung cấp bị rách và đổ đầy nước vào dầu. Ngay cả bể chôn lấp cũng có thể bị đẩy lên mặt nước do lực nổi. Do đó, bắt buộc các thùng nhiên liệu phải được neo bằng cách gắn chúng vào các tấm bê tông đủ nặng để chống lại lực nước lũ hoặc bằng cách luồn dây đai lên chúng và gắn chúng vào các neo trên mặt đất.

Lắp đặt các lỗ thoát nước và sử dụng máy bơm bể phốt

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Việc lắp đặt các lỗ thông hơi trên nền móng và tường cho phép nước lũ chảy qua nhà thay vì ứ đọng lại xung quanh

Việc lắp đặt các lỗ thông hơi trên nền móng và tường cho phép nước lũ chảy qua nhà thay vì ứ đọng lại xung quanh. Mặc dù giải pháp này có vẻ như không ổn do những thiệt hại mà nó có thể gây ra khi cho nước lũ vào bên trong ngôi nhà, nhưng nó hoạt động như một lối thoát cho nước lũ và làm giảm áp lực thiệt hại mà nước lũ gây ra trên cửa sổ và tường. Nếu ở các tầng hầm, việc sử dụng các vật liệu chống lũ, lỗ thoát nước và các thiết bị chính được bảo vệ tốt thì thiệt hại có thể được hạn chế mặc dù phải dọn dẹp sau lũ.

Tương tự, máy bơm hút bể phốt cũng rất quan trọng vì nơi đó thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Cần chuẩn bị pin dự phòng cho các trường hợp mất điện (thường xảy ra ở những khu vực bị lũ lụt).

Xây dựng tường rào chắc chắn

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Xây dựng hàng rào cố định xung quanh công trình được cho là có thể ngăn nước lũ tràn vào

Xây dựng hàng rào cố định xung quanh công trình được cho là có thể ngăn nước lũ tràn vào. Các tường chắn lũ nên làm bằng bê tông hoặc gạch xây hay sử dụng các lớp đất nén có lõi không thấm nước. Mặc dù giải pháp này có vẻ như đơn giản nhất hoặc rõ ràng nhất, nhưng cả tường và đê chắn lũ đều yêu cầu được bảo trì thường xuyên.

Lắp đặt Van xả ngược (Sewer Backflow Valves)

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Van xả ngược ngăn không cho hệ thống nước thải tràn vào nhà

Van xả ngược ngăn không cho hệ thống nước thải tràn vào nhà. Ở một số khu vực dễ xảy ra lũ lụt, vấn đề này là phổ biến và có thể gây ra thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Nói chung, van cổng được ưa thích hơn van nắp vì chúng có một vòng đệm giúp chống lại áp suất lũ tốt hơn.

Chú ý đến các bãi cỏ xung quanh nhà

Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Cần tạo cao độ hoặc tạo độ dốc cho các bãi cỏ hướng ra ngoài đường

Cần tạo cao độ hoặc tạo độ dốc cho các bãi cỏ hướng ra ngoài đường. Vì nếu bãi cỏ nghiêng về phía ngôi nhà, nước mưa sẽ đọng lại xung quanh ngôi nhà. Bãi cỏ nên sử dụng loại đất nặng có chứa thành phần đất sét và cát, cho phép dòng chảy bề mặt được thoát nhanh và chảy về phía hệ thống cống rãnh.

Bạn đang đọc bài viết Khi Kiến trúc đối mặt với vấn đề lũ lụt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

Cùng chuyên mục

Tin mới