Thứ sáu, 19/04/2024 17:50 (GMT+7)

Khí thải CO2 tại Brazil đạt mức kỷ lục do nạn phá rừng Amazon

Hải Thanh -  Thứ sáu, 29/10/2021 12:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lượng khí thải CO2 của Brazil trong năm 2020 đạt mức kỷ lục kể từ năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nạn tàn phá rừng Amazon.

tm-img-alt
Mức phá rừng Amazon năm 2020 tại Brazil cao nhất trong hơn một thập kỷ qua

Thông tin trên mới được tổ chức Giám sát Khí hậu cho biết đưa ra ngày ngày 28/10. Tổ chức trên cho biết, trái ngược với lượng khí thải carbon dioxide (CO2) giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, lượng khí thải CO2 của Brazil trong đạt mức kỷ lục năm 2020.

Theo báo cáo, những thay đổi trong việc sử dụng đất, trong đó nạn phá rừng Amazon là nguyên nhân chủ yếu làm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Brazil tăng lên mức 2,16 tỷ tấn, cao hơn 9,5% so với năm 2019.

Cơ quan không gian PRODES của Brazil cho biết, tổng cộng 11.088 km2 rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil đã bị đốn hạ trong năm 2020. Đây là mức phá rừng Amazon cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, tăng 9,5% so với năm ngoái và chỉ thấp hơn kỷ lục 12.911 km2 vào năm 2008. Diện tích rừng bị phá hủy trong năm 2020 ở Brazil còn lớn hơn diện tích của Jamaica.

Với diện tích gần 7 triệu km2, rừng Amazon trải dài trên lãnh thổ của 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Surinam, trong đó 60% diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil. Rừng rậm nhiệt đới Amazon thuộc lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu. Song rừng Amazon đang bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Các khu rừng nhiệt đới như Amazon đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát biến đổi khí hậu vì chúng hút carbon từ khí quyển. Tuy nhiên, khi cây chết hoặc cháy, chúng sẽ phát thải carbon trở lại môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Khí thải CO2 tại Brazil đạt mức kỷ lục do nạn phá rừng Amazon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...