Thứ sáu, 29/03/2024 21:38 (GMT+7)

Khó kiểm soát tình trạng 
khai thác nước ngầm

MTĐT -  Thứ hai, 07/11/2016 08:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - TP.HCM đang nỗ lực cung cấp nước sạch cho 100% người dân trong năm 2016. Nhiều đồng hồ nước được lắp mới nhưng ở nhiều nơi, người dân vẫn chưa bỏ thói quen dùng nước giếng tự khoan, phớt lờ những nguy cơ đã được cảnh báo.

Theo thống kê mới nhất từ Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco), hiện toàn địa bàn TP có 88.235 đồng hồ nước có chỉ số bằng 0 (không sử dụng nước máy), chiếm khoảng 7% trong tổng số hộ dân được cấp nước sạch.

Với số lượng đồng hồ nước để... không như trên, phần lớn người dân đang sử dụng nguồn nước giếng tự khoan trong sinh hoạt, ăn uống.

Có nước máy vẫn dùng nước giếng

Dù các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm hiện nay là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt nguy cơ như lún đất, ô nhiễm và suy kiệt các tầng nước ngầm, nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn chưa được kiểm soát.

Thực tế cho thấy số lượng người dân sử dụng nước giếng không hề giảm đi sau khi TP đã đầu tư hàng trăm kilômet đường ống, gắn mới đồng hồ nước liên tục nhiều năm liền. Cụ thể trong năm 2013, số trường hợp được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng là 57.000 trường hợp.

Con số này tiếp tục tăng dần và đến thời điểm hiện nay, khi TP sắp công bố hoàn thành cung cấp nước sạch cho toàn bộ người dân, thì số lượng người dân sử dụng nước giếng vẫn đang tăng lên và chưa 
có dấu hiệu dừng lại.

Trả lời câu hỏi vì sao được cung cấp nước sạch nhưng vẫn sử dụng nước giếng, nhiều người dân nêu đủ các lý do như: sử dụng quen, trước giờ vẫn xài không thấy có vấn đề gì... Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng xài nước giếng đỡ tốn tiền hơn, do chỉ cần khoan giếng vài triệu đồng và đặt hệ thống bơm thì có 
thể xài thoải mái!

Ngày 1-11 vừa qua, chúng tôi tiến hành khảo sát một số tuyến đường trên địa bàn quận 12 (nơi công bố đã cung cấp nước sạch cho 100% người dân). Kết quả cho thấy vẫn còn không ít trường hợp người dân sử dụng nước giếng trong sinh hoạt.

Một trong các trường hợp trên cho biết do trước đây chưa được cấp nước sạch nên phải xài nước giếng; khi có nước sạch rồi, nếu bỏ nước giếng thì tiếc nên vẫn sử dụng hai nguồn nước song song.

“Nhưng nước giếng chúng tôi chỉ dùng để rửa xe, tưới cây, vệ sinh nhà cửa thôi. Còn ăn uống, tắm gội thì dùng nước sạch” - 
vị này phân trần.

Những nguy cơ đã được cảnh báo

Theo kết quả kiểm tra chất lượng nước giếng trong năm 2016 của Trung tâm Y tế dự phòng TP, nước giếng tại nhiều nơi trên địa bàn các quận huyện đang bị ô nhiễm.

Cụ thể, quá trình kiểm tra ghi nhận hàm lượng amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép 9,14%, độ pH thấp và hàm lượng sắt cao hơn 70 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tại hội nghị công bố 100% người dân trên địa bàn quận 12 được cung cấp nước sạch (ngày 1-11), Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa đã khuyến nghị người dân không nên sử dụng trực tiếp nước giếng khi đã được cung cấp nước máy, đặc biệt trong việc dùng nước giếng để ăn uống, nhằm tránh nguy cơ bệnh tật.

Bởi theo cảnh báo của Trung tâm Y tế dự phòng TP, hàm lượng amoni trong nước giếng cao có khả năng do nước bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ như nước thải, phân bón, chất thải từ 
chuồng trại chăn nuôi…

Amoni trong nước giếng khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành nitrat và nitrit. Hai chất này khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo nên tình trạng thiếu oxy trong máu; amoni kết hợp với các axit amin trong cơ thể hình thành chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư...

Còn độ pH thấp và hàm lượng sắt quá cao không chỉ mau làm hư mòn các vật dụng, biến chất mùi vị thức ăn, mà còn gây ra các bệnh về răng miệng, đường 
tiêu hóa, ngoài da…

Ngoài những nguy cơ lún sụt, ô nhiễm các tầng nước khi khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ông Bùi Thanh Giang, phó tổng giám đốc Sawaco, còn cảnh báo một nguy cơ khác là nguồn nước ngầm nhiễm mặn.

“Biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng diễn ra gay gắt. Khi chúng ta hút nước ngầm lên, nguồn nước mặn có thể xâm nhập tầng nước ngầm. Đây là nguy cơ rất đáng lo ngại” - ông Giang nhấn mạnh.

Theo quyết định 69 của UBND TP.HCM về ban hành quy định hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP (năm 2007), những khu vực có đường ống có khả năng cấp nước với áp lực tối thiểu 0,2 kg/cm2, lưu lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt...thì bị hạn chế, cấm khai thác nước ngầm. Thời điểm ban hành quyết định, có 29 phường thuộc 13 quận bị hạn chế khai thác nước ngầm, các quận gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh.

Trám lấp giếng không được kiểm soát

Về giải pháp tuyên truyền cho việc hạn chế sử dụng nước giếng, ông Giang cho biết đã phối hợp với các quận huyện tiến hành cấp định mức nước cho người ở trọ, thông qua đó khuyến khích các hộ dân sử dụng nước máy thay nước giếng; phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng TP kiểm tra, giám sát chất lượng nước giếng để cảnh báo mức độ ô nhiễm cho người dân.

Song song đó, Sawaco cho biết hằng năm có chuyển giao danh sách những khu vực đã được cung cấp nước sạch với áp lực nước ổn định cho Sở Tài nguyên và môi trường TP, làm cơ sở đề xuất ban hành khu vực cấm và hạn chế khai thác nước 
ngầm theo quy định.

Trong khi đó, một cán bộ Công ty cổ phần Cấp nước Trung An (phụ trách cấp nước khu vực quận Gò Vấp, quận 12, huyện Hóc Môn) cho biết ngoài việc khai thác quá mức, việc trám lấp các giếng khi không còn sử dụng cũng là nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm. Nhưng hiện nay vấn đề này được ít người quan tâm.

Cụ thể, theo quyết định 14 (năm 2007) của Bộ Tài nguyên và môi trường về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng là người chịu trách nhiệm trám lấp, đơn vị thực hiện phải có chuyên môn, đồng thời quy định này cũng ban hành quy trình kỹ thuật trám lấp.

Cũng theo quy định trên, sở tài nguyên và môi trường là đơn vị tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp. UBND xã phường là đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trám lấp của chủ giếng và tổ chức, cá nhân...

Tuy nhiên trên thực tế ít có đơn vị, cá nhân bị xử lý trong vấn đề khai thác nước giếng. Đặc biệt, việc trám lấp giếng gần như không được kiểm soát.

Ông NGUYỄN VĂN NGÀ(trưởng phòng tài nguyên nước, 
khoáng sản và biển đảo, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM):

Sẽ trình UBND TP kế hoạch giảm khai thác nước ngầm

Theo số liệu thống kê năm 2016: tổng số giếng khai thác trên địa bàn TP.HCM: 256.453 giếng (dạng công nghiệp: 322; trong dân: 256.131), với tổng lưu lượng khai thác là: 449.430 m3/ngày (dạng công nghiệp: 193.299 m3/ngày, trong dân: 256.131 m3/ngày).

Sau khi hoàn thành dự án điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước (cuối năm 2016), sở sẽ trình UBND TP kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố.

Hiện tại sở đang hoàn thiện văn bản mới để trình UBND thành phố ban hành, thay thế quyết định 69 về cấm và hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM (kế hoạch sẽ trình trong năm 2016).

Theo TTO

Bạn đang đọc bài viết Khó kiểm soát tình trạng 
khai thác nước ngầm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới