Thứ bảy, 20/04/2024 02:32 (GMT+7)

Khó xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở Gia Lai do thiếu vốn

MTĐT -  Thứ sáu, 17/07/2020 09:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo bà Lê Thị Hồng Quyên - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ MT tỉnh Gia Lai phần lớn các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư xử lý ô nhiễm và nguồn kinh phí lập dự án chi tiết.

Bãi rác huyện Chư Păh theo hình thức lộ thiên khiến rác thải vương vãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường (Nguồn: Baotainguyenvamoitruong)

Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của tỉnh, tỉnh Gia Lai có 29 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: 12 cơ sở y tế và 17 bãi rác, đều thuộc cơ sở công ích. Theo lộ trình, hết năm 2020, tỉnh Gia Lai sẽ xử lý dứt điểm các cơ sở này, đưa ra khỏi danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bãi chôn lấp rác thải huyện Đăk Đoa với quy mô 1,4ha, hoạt động theo hình thức chôn lấp lộ thiên, không hợp vệ sinh từ năm 2008. Bãi rác này tiếp nhận khoảng 22 tấn rác thải/ngày, thu gom từ 06 xã lân cận bãi rác của huyện Đăk Đoa. Hàng tuần, bãi rác được phun thuốc khử mùi, diệt côn trùng. Mỗi 3 tháng, đội công trình đô thị sẽ tiến hành xử lý bằng phương pháp đốt, tái sử dụng để giảm lượng rác, tạo diện tích tiếp tục chôn lấp.

Theo bà Lê Thị Phương Thảo - Phó phòng TN&MT huyện Đăk Đoa, bãi rác huyện Đăk Đoa hiện nằm trong danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh Gia Lai. Tuy hiện tại các mẫu xét nghiệm đất, nước, không khí tại bãi rác đều nằm trong quy chuẩn cho phép, nhưng về lâu dài rất cần có hướng xử lý đảm bảo vấn đề môi trường.

“Do khó khăn về nguồn kinh phí nên huyện Đăk Đoa chưa thể xây dựng được công trình xử lý chất thải đảm bảo môi trường. Hiện nay, huyện đang kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa để việc xử lý rác thải vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa đạt hiệu quả tối đa. Theo lộ trình, đến năm 2022, huyện sẽ đưa bãi rác này ra khỏi danh mục bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng “, bà Lê Thị Phương Thảo cho biết.

Theo kế hoạch, tiến độ xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ được thực hiện trong năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư xử lý nên nhiều cơ sở vẫn chưa thể đưa ra khỏi danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai, đến nay, có 04 cơ sở y tế và 02 bãi rác đã được chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm; 12 cơ sở đang đẩy nhanh tiến độ xử lý ô nhiễm và lập thủ tục đề nghị chứng nhận; các cơ sở còn lại phần lớn chưa có kinh phí xử lý triệt để ô nhiễm.

Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 11/12 cơ sở y tế và 7/17 bãi rác được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm, chiếm tỷ lệ 62,06%; 11 cơ sở còn lại gồm 1 cơ sở y tế là Trung tâm y tế thị xã An Khê và 10 bãi rác tại các huyện vẫn chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm.

Theo bà Lê Thị Hồng Quyên - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai, các bãi rác nằm trong danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Gia Lai đều là bãi lộ thiên, chưa lót đáy chống thấm, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác… Rác thải được thu gom về bãi rác tập trung và xử lý theo hình thức phun thuốc diệt côn trùng, khử mùi, đốt, san ủi…

“Phần lớn các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư xử lý ô nhiễm và nguồn kinh phí lập dự án chi tiết để trình các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt dự án làm cơ sở trình Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm”, bà Lê Thị Hồng Quyên nói.

PV (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Khó xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở Gia Lai do thiếu vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...