Thứ bảy, 20/04/2024 18:10 (GMT+7)

Cách xử lý ô tô đi qua vùng ngập trong thành phố một cách an toàn

Mai Hương -  Thứ tư, 29/08/2018 12:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc di chuyển ô tô trên các tuyến đường trong thành phố bị ngập lụt do mưa lớn, lái xe cần giải quyết như thế nào mới hiệu quả và an toàn nhất?

Theo thông báo từ Trung tâm khí tượng thuỷ văn, mùa mưa năm nay kéo dài. Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn có lượng mưa đáng kể khiến nhiều khu vực nội thành bị ngập, với lượng xe lưu thông chủ yếu là xe ô tô gầm thấp thì việc đi qua các tuyến đường có địa hình trũng là nỗi lo ngại của các lái xe.

Nhiều phương tiện chết máy dẫn đến tình trạng ùn tắc

Việc di chuyển qua các khu vực ngập nước một cách an toàn, các tài xế nên xử lý theo những lời khuyên sau đây:

Khi lựa chọn di chuyển qua các tuyến đường ngập nước, tài xế cần đánh giá đúng về mức độ ngập của đoạn đường mình càn qua. Nếu mức nước quá sâu tốt nhất bạn nên dừng lại và lựa chọn tuyến đường

Lái xe đi qua đoạn đường ngập nước nên tắt tất cả các phụ tải như: điều hòa, hệ thống giải trí... để tăng khả năng vận hành của động cơ. Vì điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí tươi từ bên ngoài vào. Nếu chỗ ngập quá cao thì cái quạt thông gió sẽ giống như chiếc máy bơm nước vào trong động cơ.

Tài xế cần ghi nhớ một số kỹ năng cơ bản khi đi qua những con đường ngập nước:

Tránh lái xe vào vùng nước ngập đến quá nửa bánh xe hoặc ngập cao hơn lề đường. Ngay cả những chiếc SUV hay bán tải như: Trailblazer, Colorado với khả năng vận hành ở mực nước sâu hơn xe du lịch, nhưng hãy tìm hiểu xem độ sâu của nước mà xe của bạn có thể lội qua được là bao nhiêu trước khi quyết định lái xe qua.

Di chuyển với tốc độ chậm, đều ga, đi qua các đoạn đường ngập nước, lái xe nên đi số thấp tắt tất cả các phụ tải như: điều hòa, hệ thống giải trí... để tăng khả năng vận hành của động cơ.

Di chuyển vào dòng nước với tốc độ tối đa 3km/giờ sau đó tăng dần đến 6km/giờ khi đã ở trong nước. Tạo một cơn sóng vòng cung trước xe và mực nước xung quanh khoang động cơ sẽ thấp xuống, giảm nguy cơ nước xâm nhập qua bộ lọc không khí và hư hại đến các linh kiện điện và điện tử. Tốc độ cao hơn mức này sẽ khiến nước bị đẩy vào khoang động cơ thông qua lưới tản nhiệt trước.

Lưu ý không dừng lại trong vùng ngập. Nếu bắt buộc phải dừng lại thì về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăn bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập.

Với xe số tự động, người lái nên chuyển chế độ S, ga từ từ và không nên thốc ga. Bởi khi đi đường đông, ngập nước, việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể sẽ tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích. Chính vì thế, người lái nên dừng lại, quan sát xem khoảng cách ngập nước có rộng hay không để di chuyển qua.

Ô tô di chuyển một cách khó khăn trong làn nước

Lái xe ở vòng tua máy cao và số thấp - tùy thuộc vào loại hộp số. Giữ tốc độ ổn định. Không được rời chân ga. Động cơ đang giảm tốc có thể hút nước vào trong thông qua ống xả và làm hư hại bộ chuyển đổi xúc tác khí thải. Bộ lọc không khí phía trước hút nước vào động cơ, vì vậy hãy lái thật chậm

Nên để từng xe đi qua chỗ ngập một lúc, như vậy bạn sẽ không buộc phải dừng lại giữa chừng nếu xe phía trước dừng. Khi ra khỏi dòng nước, nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh. Tiếp tục giữ phanh bằng chân trái một lúc nếu thành thạo với kỹ năng này. Nhả phanh ra khi nào cảm thấy phanh bắt đầu ‘ăn’.

Sau khi vượt qua đoạn đường ngập an toàn, lau xe sạch sẽ đặc biệt ở gầm và bánh xe. Thay dầu động cơ bởi nước có thể đã xâm nhập vào hệ thống. Làm sạch thảm xe để ngăn nấm mốc. Kiểm tra vòng bi bánh xe và toàn bộ hệ thống hoặc mang xe đến trung tâm dịch vụ để được kiểm tra.

Trong trường hợp chết máy thì lái xe cần lưu ý:

Không cố khởi động lại xe khi xe chết máy. Di chuyển qua các đoạn đường ngập nước sâu, cách tốt nhất là dừng hẳn xe lại. Trường hợp nước tràn vào khoang máy và nội thất, gây chết máy, gọi cứu hộ đưa xe về trạm sửa chữa để có phương án xử lý tốt nhất, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Gọi cứu hộ khi xe chết máy, không nên cố khởi động lại ngay

Với những chiếc ô tô bị chết máy khi đi qua đoạn ngập nước, tuyệt đối không khởi động lại. Nếu cố nổ máy có thể làm cong tay biên, trường hợp nặng có thể gãy tay biên dẫn đến vỡ lốc máy.  Nước tràn vào động cơ gây hiện tượng nén nước còn gọi là thuỷ kích.

Xe bị ngập nước vào khoang nội thất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, do đó nên tắt chìa khóa điện. Việc này giúp bảo vệ các thiết bị điện tử và tránh bị chập. Mực nước ngập quá cao thì tuyệt đối không mở cửa xe. Nước sẽ tràn vào bên trong làm hư hỏng các bộ điều khiển và nội thất xe. Nếu cần rời khỏi xe, lái xe nên hạ kính và chui ra khỏi xe.

Trường hợp nước mới ngập vào nội thất chưa nhiều, chưa thể gây chập thiết bị điện, người lái có thể lái xe về nhà, tháo cực âm ắc-quy để qua đêm. Gọi cứu hộ mang đến các trung tâm sửa chữa để xử lý sấy sàn.

Với trường hợp nước ngập sâu trong khoang nội thất, người lái cần gọi ngay cứu hộ, đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời.

Bạn đang đọc bài viết Cách xử lý ô tô đi qua vùng ngập trong thành phố một cách an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất