Thứ sáu, 29/03/2024 02:51 (GMT+7)

Công nghệ biến rác thải nhựa thành mỹ phẩm

MTĐT -  Thứ ba, 29/10/2019 13:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học Mỹ cùng đồng nghiệp mới đây đã tìm ra cách biến rác thải nhựa thành các sản phẩm lỏng hữu ích như dầu động cơ, chất bôi trơn, chất tẩy rửa và thậm chí cả mỹ phẩm.

Theo công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí ACS Central Science, hằng năm, có tới 380 triệu tấn nhựa được tạo ra hàng năm trên toàn thế giới. Với tốc độ phát triển của thị trường nhựa hiện nay, nhiều nhà phân tích dự đoán sản lượng nhựa có thể tăng gấp 4 lần vào năm 2050.

Trong đó, có tới hơn 75% các vật liệu nhựa này bị vứt bỏ sau một lần sử dụng. Một số lượng không nhỏ rác thải nhựa xâm nhập vào đại dương, sông, ngòi gây hại cho động vật hoang dã và lây lan độc tố.

Khi ở trong tự nhiên hoặc trong các bãi chôn lấp, rác thải nhựa thậm chí cũng không bị phá hủy, bởi vì trong phân tử của chúng có liên kết rất mạnh giữa các nguyên tử carbon. Thay vì phân hủy hay biến mất, chúng vỡ thành các hạt nhỏ hơn (còn gọi là microplastic).

Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, một nhóm các nhà khoa học Mỹ ở Phòng thí nghiệm Northwestern, Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và Phòng thí nghiệm Ames đã tạo ra một chất xúc tác bao gồm các hạt nano bạch kim có kích thước chỉ 2 nanomet, lắng đọng trên các ống nano perovskite với chiều dài cạnh 50-60nm. Nhóm nghiên cứu đã chọn perovskite SrTiO3 vì nó ổn định ở nhiệt độ và áp suất cao, đồng thời là một vật liệu đặc biệt tốt để chuyển đổi năng lượng.

Rác thải nhựa hoàn toàn có thể được tái chế thành các dạng vật liệu, nguyên liệu, sản phẩm có ích. Ảnh minh họa.

Để phủ các hạt nano cho các ống nano, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lắng đọng lớp nguyên tử được phát triển tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, cho phép kiểm soát chính xác sự di chuyển của các hạt nano lên bề mặt cần thiết.

Ở áp suất và nhiệt độ vừa phải, chất xúc tác phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử carbon trong nhựa. Điều này cho phép thu được các chất lỏng với độ tinh khiết cao. Bằng cách này, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng từ nhựa có thể sản xuất dầu động cơ, chất bôi trơn, sáp hoặc chất tẩy rửa và mỹ phẩm.

Trước đó, trong nỗ lực biến rác thải thành các sản phẩm có ích, các nhà khoa học thuộc miền trung nước Nga đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ tái chế nhựa cho phép biến rác nhựa thành nguyên liệu đầu vào để thu hồi xăng, dầu và than bán cốc.

Giải pháp cốt lõi của phương pháp này là công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí. Khi đó rác nhựa được đốt nóng lên đến nhiệt độ cao nhất định, các kết cấu nhựa bị phân rã chuyển thành dạng khí. Khí này được làm lạnh ngưng tụ thành chất lỏng dầu, sau đó thu được xăng dầu theo yêu cầu. Các thành phần chất rắn được kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than chất lượng cao gọi là than bán cốc.

Trong quá trình ngưng tụ, khí không xử lý hết được dẫn ra ngoài và quay vòng trở lại để làm nhiên liệu đốt vận hành hệ thống xử lý rác mà không phải dùng điện hay các nguồn năng lượng khác. Một ưu việt nữa của công nghệ này là tổ hợp lò nhiệt phân không thải ra môi trường bất kỳ chất độc hại nào, nên được gọi là công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

Khảo sát của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, với công suất xử lý khoảng 7 tấn nhựa một ngày, hệ thống thiết bị cần đầu tư gần 7 tỷ đồng. Sau xử lý sẽ thu hồi được 3 tấn xăng, dầu và 2,5 tấn than bán cốc.

Dung dịch dầu thu hồi là FO và diesel đạt chất lượng, có thể dùng ngay. Với xăng sẽ cần thêm một thiết bị phụ trợ để xử lý thành xăng tiêu chuẩn EURO 4 và EURO 5.

Theo VietQ/Innovation Toronto

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ biến rác thải nhựa thành mỹ phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.